Trên đê Yên Phụ, một buổi chiều mùa hạ. Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi. Theo dòng nước đỏ lờ lờ, những thân cây, những cành khô trôi từ rừng về, nổi lềnh bềnh, như một dẫy thuyền nhỏ liên tiếp chạy thực nhanh tới một nơi không bờ không bến. Đứng trên đê, bác phó nề Thức đưa mắt trông theo những khúc gỗ ấy tỏ ra ý thèm muốn, rồi quay lại, đăm đăm nhìn vợ, hỏi thầm ý kiến. Người vợ, ngắm sông, ngắm trời, lắc đầu thở dài, nói: - Gió to quá, mà đám mây đen kia ở chân giời đùn lên mau lắm. Mưa đến nơi mất, mình ạ ! Người chồng cũng thở dài, đi lững thững. Rồi bỗng đứng dừng lại, hỏi vợ: - Mình đã thổi cơm chưa ? Vợ buồn rầu đáp: - Đã. Nhưng chỉ đủ cơm cho hai con ăn bữa chiều hôm nay. Hai vợ chồng lại im lặng nhìn nhau... Rồi hình như cùng bị một vật, một định kiến nó thôi miên, nó kiềm áp, hai người đều quay lại phía sông: Những thân cây vẫn phăng phăng trôi giữa dòng nước đỏ. Chồng mỉm cười, cái cười vơ vẩn, bảo vợ: - Liều ! Vợ lắc đầu, không nói. Chồng hỏi: - Mình đã đến nhà bà Ký chưa ? - Đã. - Thế nào ? - Không ăn thua. Bà ấy bảo có đem củi vớt đến, bà ấy mới giao tiền. Bà ấy không cho vay trước. - Thế à ? Hai chữ “thế à” rắn rỏi như hai nhát bay cuối cùng gõ xuống viên gạch đặt trên bức tường đương xây. Thức quả quyết sắp thi hành một việc phi thường, quay lại bảo vợ: - Này ! Mình về nhà, trông coi thằng Bò. - Đã có cái Nhớn, cái Bé chơi với nó rồi. - Nhưng mình về thì vẫn hơn. Cái Nhớn nó mới lên năm, nó trông nom sao nổi hai em nó. - Vậy thì tôi về... Nhưng mình cũng về, chứ đứng đây làm gì ? - Được, cứ về trước đi, tôi về sau. Vợ Thức ngoan ngoãn, về làng Yên Phụ. ooOoo Tới nhà, gian nhà lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm, chị phó Thức đứng dừng lại ở ngưỡng cửa, ngắm cái cảnh nghèo khó mà đau lòng. Lúc nhúc trên phản gỗ không chiếu, ba đứa con đương cùng khóc lóc gọi bu. Thằng Bò kêu gào đòi bú. Từ trưa đến giờ, nó chưa được tí gì vào bụng. Cái Nhớn dỗ em không nín cũng mếu máo, luôn mồm bảo cái Bé: - Mày đi tìm bu về để cho em nó bú. Nhưng cái Bé không chịu đi, nằm lăn ra phản vừa chửi vừa kêu. Chị phó Thức chạy vội lại ẵm con, nói nựng: - Nao ôi ! Tôi đi mãi để con tôi đói, con tôi khóc. Rồi chị ngồi xuống phản cho con bú. Song thằng Bò, ý chừng bú mãi không thấy sữa, nên mồm nó lại nhả vú mẹ nó ra mà gào khóc to hơn trước. Chị Thức thở dài, hai giọt lệ long lanh trong cặp mắt đen quầng. Chị đứng dậy, vừa đi vừa hát ru con. Rồi lại nói nựng: - Nao ôi ! Tôi chả có gì ăn, hết cả sữa cho con tôi bú ! Một lúc, thằng bé vì mệt quá lặng thiếp đi. Hai đứa chị, người mẹ đã đuổi ra đường chơi để được yên tĩnh cho em chúng nó ngủ. Chị Thức lẳng lặng ngồi ôn lại cuộc đời đã qua. Bộ óc chất phác của chị nhà quê giản dị, không từng biết tưởng tượng, không từng biết xếp đặt trí nhớ cho có thứ tự. Những điều chị nhớ lại chen chúc nhau hỗn độn hiện ra như những hình người vật trên một tấm ảnh chụp. Một điều chắc chắn, chị ta nhớ một cách rành mạch, là chưa bao giờ được thư nhàn, được hưởng chút sung sướng thư nhàn như những người giàu có. Năm mười hai, mười ba, cái đĩ Lạc, tên tục chị phó Thức, xuất thân làm phu hồ. Cái đời chị, nào có chi lạ. Ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm... Năm chị mười bảy, một lần cùng anh phó Thức cùng làm một nơi, chị làm phu hồ, anh phó ngõa. Câu nói đùa đi, câu nói đùa lại, rồi hai người yêu nhau, rồi hai người lấy nhau. Năm năm ròng, trong gian nhà lụp xụp ẩm thấp, tối tăm ở chân đê Yên Phụ, không có một sự gì êm đềm đáng ghi chép về hai cái đời trống rỗng của hai người khốn nạn, càng khốn nạn khi họ đã đẻ luôn ba năm ba đứa con. Lại thêm gặp buổi khó khăn, việc ít công hạ, khiến hai vợ chồng loay hoay, chằn vặt suốt ngày này sang ngày khác vẫn không đủ nuôi thân, nuôi con. Bỗng mùa nước năm ngoái, bác phó Thức nghĩ ra được một cách sinh nhai mới. Bác vay tiền mua một chiếc thuyền nan, rồi hai vợ chồng ngày ngày chở ra giữa dòng sông vớt củi. Hai tháng sau, bác trả xong nợ, lại kiếm được tiền ăn tiêu thừa thãi. Vì thế năm nay túng đói, vợ chồng bác chỉ mong chóng tới ngày có nước to. Thì hôm qua, cái ăn, trời đã bắt đầu đưa đến cho gia đình nhà bác. Nghĩ đến đó, Lạc mỉm cười, se sẽ đặt con nằm yên trên cái tã, rồi rón bước ra ngoài, lên đê, hình như quả quyết làm một việc gì. ooOoo Ra tới đê, Lạc không thấy chồng đâu. Gió vẫn to, vù vù, gầm hét dữ dội và nước vẫn mạnh, réo ầm ầm chảy nhanh như thác. Lạc ngước mắt nhìn trời: da trời một màu đen sẫm. Chị đứng ngẫm nghĩ, tà áo bay kêu bành bạch như tiếng sóng vỗ mạnh vào bờ. Bỗng trong lòng nẩy một ý tưởng, khiến chị hoảng hốt chạy vụt xuống phía đê bên sông. Tới chỗ buộc thuyền, một chiếc thuyền nan. Lạc thấy chồng đương ra sức níu lại các nút lạt. Chị yên lặng đăm đăm đứng ngắm đợi khi chồng làm xong công việc, mới bước vào thuyền, hỏi: - Mình định đi đâu ? Thức trừng trừng nhìn vợ, cất tiếng gắt: - Sao không ở nhà với con ? Lạc sợ hãi ấp úng: - Con... nó ngủ. - Nhưng mày ra đây làm gì ? - Nhưng mình định đem thuyền đi đâu ? - Mày hỏi làm gì ?... Đi về ! Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động: - Sao mình khóc ? - Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi. Thức ngẫm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ: - Mình không đi được... Nguy hiểm lắm ! Lạc cười: - Nguy hiểm thời nguy hiểm cả... Nhưng không sợ, em biết bơi. - Được ! Tiếng “được” lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời một lúc một đen. Thức hỏi: - Mình sợ ? - Không. ooOoo Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại với sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phía thượng du, nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phía dưới, khi nhô khi chìm, khi ẩn khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son. Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi. Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ, thì trời đổ mưa... Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở. Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu. Hai người cố bơi, nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi... Bỗng hai tiếng kêu cùng một lúc: - Giời ôi ! Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan lật sấp... Chồng hỏi vợ: - Mình liệu bơi được đến bờ không ? Vợ quả quyết: - Được ! - Theo dòng nước mà bơi... Gối lên sóng ! - Được ! Mặc em ! Mưa vẫn to, sấm chớp vẫn dữ. Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi: - Thế nào ? - Được ! Mặc em ! Vợ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm. Cố hết sức bình sinh nàng lại mới ngoi lên được mặt nước. Chồng vội vàng đến cứu. Rồi một tay xốc vợ, một tay bơi. Vợ mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười. Một lúc, Thức kêu: - Mỏi lắm rồi, mình vịn vào tôi, để tôi bơi ! Tôi không xốc nổi được mình nữa. Mấy phút sau chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh tay rã rời. Vợ khẽ hỏi: - Có bơi được nữa không ? - Không biết. Nhưng một mình thì chắc được. - Em buông ra cho mình vào nhé ? Chồng cười: - Không ! Cùng chết cả. Một lát, một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày, chồng lại hỏi: - Lạc ơi ! Liệu có cố bơi được nữa không ? - Không !... Sao ? - Không. Thôi đành chết cả đôi. Bỗng Lạc run run khẽ nói: - Thằng Bò ! Cái Nhớn ! Cái Bé !... Không !... Anh phải sống ! Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ. ooOoo Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con. Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng.
[Rút từ tập truyện ngắn ANH PHẢI SỐNG, Nxb Đời nay, Hà Nội, 1934. KHÁI HƯNG Tu dois vivre Sur la digue de Yên Phụ, un soir d'été. Le niveau du fleuve Nhị Hà commence à monter, ses eaux gonflées, d'énormes rouleaux, l'un après l'autre comme pour emporter d'un seul coup l'îlot au milieu du fleuve. Entraînés par le courant fluvial rougeâtre, des troncs d'arbres, des branches sèches venant de la forêt, flottant ça et là, telle une flotille de petites embarcations dans sa course à grande vitesse vers une destination sans bord ni quai. Debout sur la digue, l'assistant-maçon Thức dirige son regard vers ces morceaux de bois d'un air envieux, puis se retournant, les yeux fixés sur sa femme comme pour lui demander son avis. La femme, contemplant le fleuve puis le ciel et secoue la tête en réponse: - Le vent est trop fort et puis cette masse de nuages noirs à l'horizon s'agrandit très vite. La pluie risque de tomber bientôt, mon chéri. Le mari pousse aussi un soupir, avançant à pas lents, d'un air nonchalant puis s'arrête brusquement et demande à son épouse: - As-tu fait cuire du riz ? Toute triste, elle lui dit: - Déjà. Mais seulement assez pour les deux enfants au dîner de ce soir. Mari et femme continuent à se regarder en silence... Ensuite, comme mûs par une chose, une détermination qui les hypnotise, exercant la pression sur eux, tous les deux se tournent vers le fleuve. Les troncs d'arbres filent toujours à toute vitesse, flottant au milieu du courant rougeâtre. L'époux sourit, un vague sourire, dit à sa femme: - Audacieuse ! Elle secoue la tête sans rien dire. L'homme lui demande: - As-tu été chez Madame Ký ? - Oui. - Comment c'était ? - Ça n'a rien donné. Elle a dit qu'elle ne donne l'argent qu'en échange du bois repêché. Elle ne prête pas - Ah bon ? Ces deux mots "Ah bon" fermes comme les deux derniers coups de truelle frappant la brique posée sur le mur en cours de construction. D'un air décidé, sur le point de faire quelque chose extraordinaire, Thức se retourne et dit à sa femme: - Tiens, rentre à la maison et occupe-toi du petit Bò. - Il y a déjà la grande Nhớn, la petite Bé pour jouer avec lui. - Oui, mais c'est mieux si tu rentres. La grande Nhớn n'a que cinq ans, elle n'arrivera pas à s'occuper de ses deux frère et soeur. - Bon, je vais rentrer. Mais toi, rentre aussi, pourquoi veux- tu rester là, à faire quoi ? - D'accord, je vais rentrer... Mais tu retournes à la maison aussi, au lieu d'être là ? - Oui, rentre avant moi, j'irai après. Docile, la femme de Thức reprend le chemin du village de Yên Phụ. ooOoo Arrivé devant chez elle une maison basse, assez vétuste, humide et sombre, Dame assistant-maçon Thức s'arrête sur le seuil de la porte, observant cette scène de misère avec un pincement au coeur. Sur le divan, sans natte, grouillé d'enfants, ses trois petits tout en pleurs, réclamant leur mère. Le petit Bò hurle en pleurant, réclamant le sein. Depuis midi, il n'a rien eu dans le ventre. La grande Nhớn n'ayant pas pu calmer son petit frère, pleurniche aussi, répétant sans cesse à la petite Bé: - Vas chercher maman pour donner la tétée au petit. Mais celle-ci refusant d'y aller, se roule sur le divan, tout en injuriant et rouspétant. Dame Thức s'empresse de prendre son fils dans ses bras en le cajolant: - Juste ciel ! Je sors et resors sans penser à mon enfant qui a faim et qui pleure. Enfin, elle s'assoit sur le divan pour allaiter son petit. Mais Bò tétant longtemps sans avoir une seule goutte de lait, relâche le sein de sa mère pour hurler et pleurer de plus belle. Poussant un long soupir, deux perles brillantes de larmes au coin de ces yeux cernés de noir, elle se relève, tout en se déplaçant et chantant une berceuse à l'enfant. Et recommencant à le cajoler: - Juste Ciel ! Je n'ai rien à manger, plus de lait pour nourrir mon petit ! Un moment plus tard, le bébé s'est assoupi de fatigue. Ses deux grandes soeurs, elle les a chassées dans la rue pour avoir un peu plus de tranquillité pour le sommeil du petit frère. Profitant de cette paix momentanée, madame Thức passe en revue son passé. L'âme aussi fruste d'une paysanne simple, dépourvue d'imagination, incapable d'organiser sa mémoire pour tout remettre en ordre. Ses souvenirs se bousculant, dans une confusion totale, comme dans une prise de vue, des gens et des bêtes sur une photo. Sûre d'une seule chose, bien précise, de mémoire, c'est que jamais elle n'a connu de répit, jamais pu profiter de plaisirs mondains. À douze, treize ans, la femme de Maître Thức, à l'époque, la "petite" Lạc (cái "đĩ Lạc"), ainsi prénommée, était, à l'origine, aide-maçon. Sa vie, rien de spécial. Jour après jour, mois après mois, année après année... Une fois atteint ses dix sept ans, elle a travaillé avec l'assistant- maçon Thức. Elle, en tant qu'ouvrière et lui assistant. De plaisanterie en plaisanterie, ces échanges ont favorisé leur amour. À la fin, c'est le mariage. Cinq ans durant, sous ce toit délabré, humide et obscur, au pied de la digue de Yên Phụ, rien de paisible à signaler et à noter à propos de ces deux existences vides, de deux êtres si misérables, bien plus misérables encore, après l'arrivée de leurs enfants, trois naissances en trois ans. En plus, les temps sont devenus difficiles, peu d'emplois, salaires bas, les obligeant tous les deux à se débrouilĺer, aux prises avec les problèmes quotidiens, jour après jour, des gains toujours insuffisants pour subvenir à ses propres besoins, à nourrir des bouches supplémentaires. Soudain, à la dernière crue des eaux, l'an dernier, Maître Thức a trouvé un nouveau gagne-pain. Grâce à un prêt, il a pu s'acheter une embarcation en bambou tressé et chaque jour, le couple s'en va avec la barque, jusqu'au milieu du fleuve pour repêcher le bois flottant. Deux mois plus tard, non seulement les dettes remboursées, mais encore assez d'argent restant pour de larges dépenses ménagères, en toute aisance. C'est pour cette raison, en période de manque pécuniaire et de faim, le ménage attend avec impatience les jours de grande crue des eaux. Hier même, de la nourriture, celle que le Ciel a bien voulu accorder à leur famille. Là-dessus, Lạc sourit et pose tout doucement son fils, sur sa couche et sort sur la pointe des pieds, vers la digue, bien décidée, on dirait, à faire quelque chose. ooOoo À la digue, elle ne voit son mari nulle part. Le vent, toujours fort, soufflant en tourbillons, rugissant avec fureur et les eaux encore en pleine puissance, dans un bruit fracassant, filent à grande vitesse comme des rapides. Lạc lève les yeux vers le ciel: Tout est noir, un noir intense, inquiétant. Debout là, perdue dans ses pensées, les pans de sa tunique battus par le vent, causant autant de bruit que les flots rabattus sur le rivage. Une idée soudaine jaillit dans son esprit, l'a fait paniquer et se précipiter en bas, vers la digue, côté fleuve. À l'endroit d'amarrage, une barque de bambou tressé. Lạc voit son mari en train d'essayer, de toutes ses forces, de retenir les tresses de nattes. En silence, les yeux fixés sur lui, elle attend que tout soit fini avant de monter sur le bateau, lui demandant: - Où veux-tu aller ? Thức, la fusillant du regard, rétorque d'une voix énervée: - Pourquoi tu n'es pas restée avec les petits ? Lạc bafouille de peur: - Le petit... il dort. - Et que viens-tu faire ici ? - Mais où vas-tu te rendre avec le bateau ? - Tu n'as pas à m'interroger ?... Rentre ! Lạc fond en larmes, la face cachée entre ses mains: Thức ému - Pourquoi pleures-tu, chérie ? - Parce que tu as l'intention d'aller repêcher le bois tout seul, sans moi. - Thức réfléchit, jetant des regards vers le ciel, l'eau puis lui dit: - Tu ne peux pas venir, chérie. Trop dangereux ! Lạc rit: - Dangereux ainsi tout est dangereux...Mais n'aie pas peur, je sais nager. - D'accord ! Un froid "D'accord !", à donner à Lạc des frissons. Le vent souffle toujours avec force, le courant toujours en furie, le ciel de plus en plus noir.Thức lui demande: - Tu as peur chérie ? - Non. ooOoo Tous les deux dirigent l'embarcation vers le centre du fleuve, le mari au gouvernail, la femme rame. Dans ses efforts pour contrer la puissance de l'eau, le mari a fait tourner la pointe du bateau vers l'amont, mais la barque finit quand même par être entraînée de force vers le bas, tantôt émergeant, tantôt immergeant, tantôt visible tantôt cachée, sur ces eaux alluviales, comme la feuille séchée de bambou baignant dans une mare de sang ou comme une mite noyée dans un encrier rouge. Pourtant une demi-heure plus tard, le bateau a fini par arriver au milieu du courant. Le mari tient fermement le gouvernail, la femme elle, repêche le bois. Bientôt le bateau quasi plein, le couple s'apprêtant à rentrer, la pluie se met à tomber...Alors, un éclair à déchirer les nuages noirs et un tonnerre à faire trembler ciel et terre. Le petit bateau en bambou tressé, maintenant chargé d'eau, s'alourdit. Les deux s'efforcent de ramer, mais la puissance du courant l'emporte sur eux. Tout à coup, deux cris poussés en même temps: - Ô mon Dieu ! Leur embarcation a coulé. Les morceaux de bois ramassés ont rejoint la bande de vieux copains et se laissant aller, indifférents, entraînant avec eux la barque renversée.... Le mari à la femme: - Penses-tu pouvoir nager jusqu'à la rive ? La femme sûre d'elle: - Oui ! - Suis le courant pour nager... À cheval sur les vagues comme appui ! - Oui ! Ne t'en fais pas pour moi ! Il pleut, toujours à verse, éclair et tonnerre encore en fureur. Tous les deux se croient envoyés dans les gouffres de l'Enfer. Un peu plus tard, Thức ayant remarqué l'état épuisé de sa femme, a nagé jusqu'à elle: - Comment ça va ? - Bien. Ne t'en fais pas pour moi À peine sa phrase finie, la tête de sa femme disparue sous l'eau. Grâce à son instinct de survie, elle a réussi à émerger en surface. Son mari à la rescousse, en toute hâte. Et, d'un bras la soutenant, l'autre bras pour nager. La femme souriante, regarde son mari avec tendresse. Il lui sourit en retour. Au bout d'un moment, Thức s'écrie: - Trop fatigués mes bras, agrippe-toi à moi, laisse-moi nager ! Je n'arrive plus à te soulever. Quelques minutes encore, le mari au bout de ses forces, les bras comme désintégrés. La femme lui chuchote une question: - Pourras-tu nager encore ? - Je ne sais pas. Mais tout seul, j'y arriverai. - Je vais te lâcher pour que tu regagnes la rive, d'accord ? Le mari émet un petit rire: - Non ! On va mourir ensemble. Un instant, juste un instant mais pour Lạc ça équivaut à une journée entière, le mari lui demande: - Lạc, crois-tu pouvoir continuer à nager ? - Non ! Pourquoi ? - Rien. Tant pis, on va mourir tous les deux. Brusquement, tout en tremblant, Lạc susurre: - Le petit Bò ! la grande Nhớn ! la petite Bé ! Non... Tu dois vivre ! Thức s'est senti brusquement plus léger. Le poids lourd semblait ne plus s'agripper à lui. En fait, Lạc en pensant aux enfants, a lâché ses mains, sans rien dire, pour couler au fond du fleuve, laissant ainsi son mari reprendre des forces pour regagner la rive. ooOoo Les lumières électriques s'illuminent tout le long du fleuve. Le vent s'est tu, le fleuve calmé. Un homme assis là, un petit garçon dans ses bras, en pleurs. Deux fillettes debout à côté. C'était la famille de Maître Thức venue au fleuve pour faire ses derniers adieux à la défunte, celle qui s'est sacrifiée au nom de l'amour maternel. Dans ce vaste décor, le fleuve, imperturbable, continue son cours vers l'aval. Traduction de MINH CHÂU Paris 9/9/2023 |
© cfnt, Collège Français de Nha Trang