Quarante quatre ans déjà... Et la blessure est encore là, aussi vivace que jamais. A cause de ces larmes à l'affût, rien qu'à l'évocation du passé. On avait à peine dix-huit ans. A vingt ans, sans autre bagage intellectuel que le diplôme de fin d'études secondaires, considérés comme des traîtres - des "Ngụy" - dans leur propre pays, à la chute du régime, enfermés dans des camps de rééducation sans promesse de retour dans leur foyer, ces jeunes gens étaient mes anciens camarades de classe, dans les années 60. On s'est revu, on s'est reconnu...Des liens d'amitié renforcés. Anciens camarades de classe, ex-prisonniers de guerre, amis depuis l'enfance ou après 75... Ravis de se rappeler les vieux souvenirs, des bons ou mauvais moments, même des bagarres entre copains... Selon un ancien dicton : "Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ" : "En haut de la pyramide des classes sociales, les lettrés et en bas, les paysans. Mais en cas de pénurie de riz, c'est la panique et l'ordre inversé, premiers les paysans, et lettrés, les derniers". Dans un pays en guerre, si la situation ne permettait aucun voyage d'études supérieures à l'étranger, tout le monde serait traité sur pied d'égalité, avec la mobilisation générale. Soldats ou officiers, ces jeunes se devraient honorer cette devise "PATRIE - HONNEUR - RESPONSABILITÉ". Certains, jeunes ou vieux, poussés jusqu'au suicide, au nom de l'HONNEUR, ne supportant pas le goût de la défaite, à la fin de la guerre. A ce moment-là, l'ordre social serait de nouveau bouleversé, plaçant les militaires en premier ! Une chose qui m'étonne toujours, c'est cette tendance à rabaisser les gens, encore de nos jours, à cause de leurs conditions de vie. Société trop matérialiste ??? Ou préjugés depuis toujours...??? Et en plus, cette différence maintenant entre nous, des "Việt Kiều" et des Việt locaux. Pourquoi ? Quelles valeurs ont vraiment l'argent, les brevets d'études..., face aux sacrifices de ces jeunes camarades, qui ont défendu, au prix de leurs vies, nos terres, nos vies et celles de nos proches ??? Après 1975, sans diplômes en poche, en tant qu'ennemis "repentants", à la sortie des camps de concentration, ils devaient coûte que coûte s'en sortir, tout en conservant leur dignité : Survivre dans un environnement hostile ! Et quand je pense qu'un des nôtres a osé se moquer d'eux, ces vrais et valeureux soldats, en se vantant d'être décoré de plein de médailles et pas n'importe laquelle, la plus rare, la plus distinguée, l' Ordre National du Viet Nam du Sud, "Bảo Quốc Huân Chương", de 1er rang. Sans oublier celle de nos Alliés, pour acte de bravoure, "Award for heroism". Quelqu'un qui, par inadvertance, m'a fait cette honteuse confidence : "J'étais Officier de l' Académie militaire Nationale de ĐÀ LẠT, sans aucun réel combat. Mon destin n'est pas celui d'un assassin". Pour moi, il n'est jamais trop tard pour présenter mes respects à mes anciens camarades du Collège Français de Nha Trang, de ma promotion et d'autres, ainsi qu'aux anciens combattants de l'Armée de la République du Viet Nam du Sud et, j'espère que ces quelques lignes, des plus sincères, venant du fond de mon coeur, puissent être comme un baume pour soulager leurs peines, les réconforter à chaque pénible réminiscence due au traumatisme de guerre, de goulag... THƯ GỬI BẠNNHỮNG NGƯỜI HÙNG CỦA DANH DỰ Họ đều bằng tuổi tôi, ngày đó, xấp xỉ mười tám. Họ đã phải hy sinh tất cả - học vấn, tương lai...Nhập ngũ, đáp lời gọi của sông núi, giữ quê hương cho đồng bào được sống trong yên bình, được ngày nào hay ngày đó... Để rồi thành kẻ bại trận, bị kết tội Ngụy ngay trên xứ sở mình và nhét vào trại cải tạo. Ra đi không biết ngày về. Nếu may mắn không chết vì đói (mỗi bữa ăn chỉ là một chén cơm với vài hạt muối hay là bo bo, thực phẩm dành cho ngựa của Nga, hạt to và không tiêu hóa được một khi vào bụng, hay một miếng bột luộc ăn cho quên đói. Đói nhưng vẫn phải lao động. Đói thì chỉ ăn trong mơ tưởng cho qua bữa, qua ngày). Họ gầy đét như bộ xương biết đi. Một ngày nào đó được thả, họ vẫn là Ngụy, không mảnh bằng nào vắt túi, không có viễn tượng tương lai sáng lạng như các bạn cùng lớp được du học. Họ phải lăn xả vào cái xã hội khắc nghiệt đó để kiếm ăn, tiếp tục sống với lòng tự trọng của những người đã từng phục vụ TỔ QUỐC -với DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM. Bốn mươi bốn năm sau... Gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng. Có những người là bạn học xưa, bạn tù cải tạo, bạn sau 75... Thế là tha hồ ôn lại kỷ niệm ngày còn đi học, kỷ niệm vui cũng như xấu, những lần bạn bè cùng nhau uýnh lộn. Đánh đó rồi cũng lại hòa. Tình bạn thân thiết ! Nhưng cũng có những kẻ vô tình coi rẻ những người bạn ngày xưa, không tốt số, nghèo hay thua kém về bằng cấp vì thời cuộc. Họ quên rằng nếu ngày đó, vì nhu cầu chiến tranh, chính phủ cấm sinh viên du học thì tất cả sẽ phải nhập ngũ vì lệnh tổng động viên và ai cũng như ai. Lính hay sĩ quan, không còn phân biệt ai giỏi, ai giàu hơn ai !!! Phải chăng vì chúng ta sống trong một xã hội vật chất mà con người đặt nặng địa vị, bằng cấp ? Hay vì thành kiến lưu truyền từ xưa nay ? Lại còn sự phân biệt Việt kiều hải ngoại và Việt bản xứ...như một ngôn ngữ bất đồng. Hầu như người mất gốc. Cũng may chỉ là một vài nhân vật không đáng kể ! Ngày xưa tục ngữ có câu "Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ". Đúng là như vậy. Xã hội đảo ngược tùy theo thời thế. No thì trọng bằng cấp. Đói thì phải nhờ sức lao động của người mà mình coi rẻ từ trước đến giờ. Đặt trường hợp ngày đó năm đó, không ai xuất ngoại được, thì trong xã hội chỉ có lính hay sĩ quan. Họ là những người cột trụ của xã hội trong hoàn cảnh chiến tranh. So với các chiến sĩ thực thụ và oai hùng như các bạn, tôi đã mất vui khi thấy một người trong chúng ta đã thản nhiên - tự cao tự đại - khoe những chiến công, như "Bảo Quốc Huân Chương, đệ nhất đẳng", một huân chương mà chỉ có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và một, hai ông Tướng đã hy sinh vì Tổ quốc mới được trao tặng ; hay là một thành tích khác do các quốc gia Đồng minh tặng như huân chương "Award for heroism". Một người mà đã có lần vì sơ ý, tâm sự với tôi là anh ta xưa "là một Sĩ Quan Võ Bị chưa từng ra trận và có số may mắn là không phải giết người". Dù rất trễ, vì ai cũng bạc cả mái đầu, có khi đã lụt trí nhớ, nhưng tôi vẫn muốn viết vài hàng gửi đến các bạn, cùng lớp hay khác lớp, học chung trường ngày xưa, và cả những chàng trai đã từng khoác áo trận để phục vụ TỔ QUỐC với DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM. Những lời cám ơn chân thành và tự đáy lòng mà tôi hy vọng sẽ xoa dịu được nỗi đau khắc khoải của các bạn, mỗi lần tình cờ nhớ lại những cảnh tượng hãi hùng nhất của chiến tranh hay những ngày bị xiềng xích và đói khát trong các trại tù cải tạo. * một Sĩ Quan Võ Bị chưa từng ra trận và có số may mắn là không phải giết người: Một anh hùng rơm, giả mạo, để dễ tán gái mà thôi vì xưa đã từng đội sổ trong lớp tôi và bị ở lại lớp. TIÊN SA |
© cfnt, Collège Français de Nha Trang