Les cinémas



Nha-trang avait quatre salles de cinéma. Elles offraient trois classes, la plus chère étant la plus éloignée du grand écran ou, si la salle en était dotée, située à l'étage. Les films restaient à l'affiche pendant une semaine et leur passage était précédé d'annonces à grands renforts de haut-parleurs installés sur des Lambrettas à trois roues sillonnant la ville. Déjà la concurrence faisait rage, la publicité nous cassait autant les oreilles que la propagande officielle disséminée à tous vents avec les mêmes moyens et aux mêmes décibels. Certes, il y avait des grands posters de films comme on en voit maintenant, collés sur les flancs de ces vecteurs de publicité ambulants ou au coin de rues, protégés par un grillage; mais c'étaient d'immenses panneaux peints qui ornaient les façades des cinémas.


Le peuple vietnamien en général, et celui de Nha-Trang en particulier, était bon public, en parfaite communion avec le film et applaudit de joie quand « enfin Zorro arriva... ».



Situé sur la rue Độc-Lập, le cinéma Tân-Tân était le plus « branché » auprès des élèves du Collège: il ne présentait que des films occidentaux, en majorité français, avec Alain Delon, Jean-Paul Belmondo ou Louis de Funès (qui ne se souvient pas de la série des « gendarmes » ou Fantomas?). Certains se souviennent encore que la musique de film La Rivère Kwai, toujours la même, retentit dès que le mot Fin s'afficha sur l'écran.


Avec sa belle façade art déco, il faisait bien plus chic que son frère cadet Minh-Châu qui proposait le même type de produit.



Cinéma Tân Tân



Tân-Tiến, quant à lui, visait une clientèle différente avec les films indiens à l'eau de rose qui ont fait tant pleurnicher la gente féminine de la ville, jeune et moins jeune. Le cinéma se fit beau et grand à la fin des années 60 dominant de ses deux étages la rue qui reliait Độc-Lập à Trần Quý-Cáp, preuve que son propriétaire avait du flair en se mettant sur un tel créneau de marché! Il ne devait pas ignorer l'attraction que ce genre de films exerçait en Inde sur une certaine population, lui-même étant d'origine indienne et possédait une boutique de tissus occidentaux (pour la confection des costumes) et de produits de beauté sur la rue Độc-Lập, en face du cinéma Tân-Tân.


Cinéma Tân Tiên



Le plus éclectique me semble être Tân-Quang. Il mélangeait tous les genres: entre les productions hollywoodiennes et les pièces de théâtre « cải-lương », il a donné sa chance au cinéma vietnamien dès ses balbutiements et projetait des films «chưởng » de Hong-Kong à leurs débuts.


Tân-Quang n'a pas connu beaucoup de succès auprès de nos camarades du Collège, à l'époque très sensibles à tout ce qui venait de l'Occident. Même s'ils ne l'avouaient point, je suis certaine qu'ils étaient nombreux à dévorer les « truyên chưởng», ces romans-fleuves de douze à treize tomes de quelques cinq cents pages chacun, loués à la sauvette et passés par des centaines de mains donc bourrés de microbes! Comment pouvaient-ils manquer les films «Cô gái Đồ-Long» ou «Thần-điêu đại-hịệp»?


Avec mes frères et soeur, nous avons passé de bons moments dans cette grande salle, invités par Huệ-Minh, notre amie et voisine, la fille de M. Võ-Đình-Kình, le propriétaire. Grâce à ce voisinage privilégié, il nous est souvent arrivé de croiser Thanh-Nga, La-Thoại-Tân, Hùng-Cường et bien d'autres vedettes de l'époque.



Huệ-Minh a effectué toute sa scolarité au Collège, tout comme sa soeur aînée Huệ-Trân et son frère Võ-Đình-Tuấn sont allés jusqu'au dernier niveau qu'offrait le Collège à leur époque. Avec Tôn-Thất-Anh, le fils unique de M. Tôn-Thất-Đệ, propriétaire du cinéma Tân-Tân, nous avons fait un bout de chemin ensemble depuis la maternelle de Mme Toại. Et qui ne connaissait pas Mohamed Ali dont les cheveux noirs de jais étaient toujours bien peignés et enduits de brillantine? Cet air de jeune homme bien sage cachait un farceur de premier ordre. Son père a confié tous ses enfants au Collège.



Des années sont passées et un seul des quatre a survécu comme salle de cinéma ou de théâtre avec sa splendeur d'antan dans le Nha-trang d'aujourd'hui: notre ancien cinéma Tân-Quang toise toujours le grand carrefour Ngã Sáu avec sa façade bariolée de couleurs de ses immenses panneaux peints.


Trương Bích Diệp




Le public viêtnamien est sans doute un des plus enthousiastes du monde, il se met au diapason (au cours d'un film) avec les acteurs, applaudissant à tout rompre dès l'arrivée de la cavalerie, dans un western, heureux d'être là à la rescousse!


Nguyễn Thị Minh Châu




Dans mes souvenirs, il y avait 5 cinémas à NT avant 1965:


1 - Tân Tiến (le premier cinéma de Nhatrang situé đường Nhà Thờ, devenu une librairie aujourd’hui)

        

2 - Tân Tân (le deuxième cinéma situé đường Độc Lập, désaffecté aujourd'hui)

  

3 - Viêt Quang (đường Yết Kiêu actuel, devenu Kim Đồng puis Minh Châu, aujourd’hui devenu văn phòng quản lý giấy CNQSD đất)


4 - Tân Quang (ngã 6, devenu MaxiMark puis démoli aujourd'hui)

    

5 - Cinéma Moderne (très petite salle située angle Sinh Trung et Độc Lập au dessus du magasin de Bac Aí).



Michel René




Rạp chiếu bóng Minh Châu ngày xưa nằm trên con đường cắt ngang đường Hoàng Tử Cảnh. Nếu không lầm thì ngày nay là đường Yết Kiều. Không nhớ ngày xưa tên đường gì?


Đường Hoàng Tử Cảnh ngày nay là đường Hoàng Văn Thụ


Đường Hoàng Từ Cảnh có nhà bán gổ Thịnh Lâm, nhà của Tôn Nử Phương Lan, sau lưng là rạp Minh Châu.


Hoàng Ngũ Phúc





Bái phục Bích Diệp và các anh chị đã nhớ rất rõ về các rạp cinéma ở Nha Trang thuở xa xưa đó! Minh Trang nhớ thường hay đi xem ciné với ở rạp Tân Tân trên đường Độc Lập. Nhà Lam Sơn và Thu Hà là tiệm vàng ở gần đó. Một lần tới chơi nhà Lam Sơn, bỗng nghe có tiếng huýt sáo rất hay bài Cầu sông Kwai. Ngó lại, hóa ra là con nhồng đen ở nhà bạn mình. Vì rạp Tân Tân thường hát bài này nên con nhồng thuộc lòng!


Nguyễn Thị Minh Trang




Bản-đồ Bác Phúc in ra hơi sai đấy nhé: hai rạp Tân-Tân và Tân-Tiến ở  phía bên kia đường Thống-Nhất  chứ, chắc kỹ-thuật chưa chính-xác lắm.


Đố các vị, đường rạp Tân-Tiến ngày xưa tên gì? và ngã sáu có tên không?


Kể ra, đổi tên từ Độc-Lập ra Thống-Nhất có ích-lợi gì đâu nhỉ? Để thiên-hạ lại càng riễu!


Ở Sài-gòn họ vẫn nói: "Nam-Kỳ Khởi-Nghĩa tiêu Công-Lý, nhân-dân Đồng-Khởi mất Tự-Do".


Hay đấy!


Trương Bích Diệp




Cám ơn BD.


Tay run, mắt mờ nên đường 'mouse' không chính xác. Sửa lại rồi.


Như hình ngày xưa nhà Bác Ái cũng có mở rạp nhưng không được lâu vì không chạy lắm. Có ai còn nhớ không hay Phúc này bị lẩn trí nhớ tầm bậy???.


Hoàng Ngũ Phúc




Merci à Minh-Châu, Minh-Trang et Phuc d'avoir contribué leurs souvenirs que j'ai intégrés dans le texte, en gras.


Un appel aux anciens du Collège: n'hésitez pas à nous faire part de vos souvenirs; même par bribes, ils enrichiront les textes et donc notre passé commun. 


Một cây làm chẳng nên non, ba cây trụm lại thành hòn núi cao. 


Nha-trang avait quatre salles de cinéma. Elles offraient trois classes, la plus chère étant la plus éloignée du grand écran ou, si la salle en était dotée, située à l'étage. Les films restaient à l'affiche pendant une semaine et leur passage était précédé d'annonces à grands renforts de haut-parleurs installés sur des Lambrettas à trois roues sillonnant la ville. Déjà la concurrence faisait rage, la publicité nous cassait autant les oreilles que la  propagande officielle disséminée à tous vents avec les mêmes moyens et aux mêmes décibels. Certes, il y avait des grands posters de films comme on en voit maintenant, collés sur les flancs de ces vecteurs de publicité ambulants ou au coin de rues, protégés par un grillage; mais c'étaient d'immenses panneaux peints qui ornaient les façades des cinémas. 


Le peuple vietnamien en général, et celui de Nha-Trang en particulier, était bon public, en parfaite communion avec le film et applaudit de joie quand « enfin Zorro arriva... ».


Trương Bích Diệp




Trong bài của ông Trần Đăng Hồng có 2 câu về ciné ở Nha Trang. Xin trích ra đây: 


"Có hai rạp hát cinê đầu tiên của Nha Trang vào cuối thập niên 1930s. Trên đường Độc Lập có rạp Abraham, năm 1953 ông Tôn Thất Đệ mua lại đổi tên thành rạp Tân Tân. Kế gần đó là rạp Tân Tiến, chủ là một người Ấn Độ. Rạp hát bội Thạnh Xương do ông Cò Xương thành lập khoảng 1940s để đáp ứng nhu cầu xem hát bội của dân Nha Trang ngày trước."


Hoàng Ngũ Phúc




Rạp Tân Tân, trưóc tên Alhambra (?, nghe đúng hơn là Abraham), ở đường Độc Lập (nay tên Thống Nhất), đi lên một chút quẹo trái là đường Nhà Thờ (nay tên Lê Thành Phương?) có rạp Tân Tiến. Đi tiếp gặp đường Trần Quí Cáp (nhà anh em Trương Hồng Lĩnh, Sơn, Liêm) có rạp Thạnh Xương, « chuyên trị » hát bộ. Rạp Minh Châu ở đường Công Quán (nay tên Yết Kiêu?), bên hông là nơi vẽ quảng cáo phim, và bên cạnh hình như có một trường học. Ra ngã 6 là rạp Tân Quang (Huệ Minh), đối diện nhà máy điện. Đúng như Phúc nói, trên lầu nhà Bác Ái (anh em Cảnh, Thuận, Tài), trước có một rạp nhỏ (tên Mô Đẹc?) nhưng 60/61 không còn nữa (hỏi Tài xác nhận).


Mẹ cha ơi, những chiều thứ bảy bị cấm túc (consigne), ngủ gà gật dưới sự giám sát của chị Jacqueline Roger Phạm mà nghe bài « Apache » (The Shadows) từ rạp Tân Quang vọng về thì chỉ có mà… điên. Những lần tan phim ở Tân Tân với «Cầu sông Kwai » mà người còn ớn (máy) lạnh, hết dám qua tiệm kem Fuji kế cận, những lần háo hức chờ vào phim ở Minh Châu với « Don’t let me be misunderstood » (The Animals)…Nhớ quá đi thôi, giời ạ.


Lúc bé tôi có vào xem phim ca vũ nhạc Ấn Độ ở Tân Tiến hết một chiều (dài), một lần rồi thôi …vì hãi. Tôi ít khi đi ngang qua đây vì hàng quán tràn cả vỉa hè và nhiều « băng » đánh giày. Rạp Tân Quang, nếu không có đoàn cải lương nào, thường chiếu phim Tàu & Nhật, nhờ vậy tôi biết được Lăng Ba, Lạc Đế qua Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài và hiệp sĩ mù Toshiro Mifune. Rạp Tân Tân sang nhất, chiếu nhiều phim hay, nhưng nhiều kỉ niệm còn đậm trong tôi là rạp Minh Châu. Sau hôm đậu vào 6è, tôi vét hết tiền để dành mua vé hạng nhất trên lầu lần đầu tiên xem phim « Les canons de Navarone »: ngồi balcon  mát lạnh, vắng vẻ, phim dài hồi hộp, vừa hết phim chưa kịp vào phòng vệ sinh đã …sót cả ra quần (!). Năm sau, tôi và anh em Vũ  Đỗ Vinh, Hiển sau khi xem phim « The Young Ones » (Cliff Richard & The Shadows), đến nhà là đứng huýt sáo bài hát gọi nhau ngoài ngõ (hình như có cả Đặng Trần Kỳ cùng ở đường Lê Đại Hành). Rồi sau nữa, « Cherchez l’idole »… Tuổi thơ ơi, ngàn năm mất rồi....


Hôm nọ trò chuyện với Phúc, tôi đề nghị anh chị em lập bảng đối chiếu tên đường cũ/mới (trước & sau 1975). Vài đường tôi ghi, tên mới trong ngoặc đơn, xin các bạn kiểm và  bổ túc:


Nguyễn Hoàng (Ngô Gia Tự)

Phước Hải (Nguyễn Trãi)

Nguyễn Trãi (Võ Trứ) 

Nguyễn Tường Tam (Trần Bình Trọng)

Nguyễn Tri Phương (Nguyễn Chánh)

Hoàng Tử Cảnh (Hoàng Văn Thụ)

KhổngTử (Lê Chân)

Phan Bội Châu (Khách sạn Nhat Thanh, Google sai)


Nguyễn Đăng Syển




Hồi xưa mỗi khi đi xem ciné ở rạp Tân Tân về, thường ghé uống sữa đậu nành và ăn bánh pâté chaud ở cái quán ăn nhỏ nằm trên đường Độc Lập, có một đường hông nhỏ bên phải, lâu năm quá nên không còn nhớ tên quán.


Nhờ có bà cousine ở Sàigòn ra mê các minh tinh Lăng Ba Lạc Đế nên mình cũng được rủ đi xem mấy phim Tàu. Anh Suyển nhắc đến 'The Young Ones" thì lại nhớ đến cái thời còn chơi tourne-disque. Ở nhà cũng có cái đĩa Cliff Richard nên thường hay nghe bài "The Young Ones" này. Bây giờ thành "The Old Ones" cả rồi!


Thời đó xem phim "Sissi" thấy mê Romy Schneider quá chừng!


Nguyễn Thị Minh Trang




Tiệm Hưng Hoa bán sữa đậu nành và paté chaud, croissant nổi tiếng ở góc đường Độc Lập/Công Quán (đường có rạp Minh Châu). Các món ăn hình như đồng giá 3$ (khoảng đầu thập niên 60), cũng như dĩa thịt bò khô ở 2 kiosques gần trường: tôi còn nhớ đầu tháng "lãnh lương" 15$ là tôi chơi gần hết.


Sữa đậu nành, bánh...sao mà thơm lạ lùng, đến nay tôi tìm vẫn không đâu có được. Marcel Proust cầm bánh madeleine mà thấy cả một thời quá khứ (A la recherche du temps perdu. Du côté de chez Swann), tôi nhìn tấm hình (P22 trong Gallerie, mục "Đố vui NT ngày xưa) mà thấy dậy lên cả một mùi hương xưa... 


Ơ hay, từ cinéma lại loạng quoạng đâu xa thế này? Khéo lại "Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ...Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…". 


Nguyễn Đăng Syển




Than chao cac ban "cu" College Nhatrang.


Cam on cac ban: Bich-Diep, Minh-Chau, Minh-Trang, anh Suyen,...va tat ca cac ban do dong gop cac bai viet de nhac lai nhieu ky-niem nam xua cua chung ta.


Khong ngo cac ban con nho ro rang ten rap hat, ten duong, ten quan che, quan nuoc, quan an,...


Dung nhu anh Suyen da noi, tren lau Bac-Ai (nha Tai) ngay xua la 1 rap hat cine ngay xua ten la "Cinema Moderne".


Tiem banh "Pate-Chaud" dung la tiem Hung-Hoa.(ba con cua Tai).


Khong ngo anh Suyen lai con nho co rap hat ten la Thanh-Suong ngoai duong Sinh Trung doi dien voi truong Tau nua chu?


Bai phuc tri nho cua cac ban!


Mille remerciements pour les bons souvenirs d'autrefois.


Ngô Thúc Tài




Thân chào bạn,


Cám ơn Tài đã để lại vài hàng, rất mong Tài cổ động các bạn khác vào xem và soi lại trí nhớ, hy vọng sẽ có người kể lại chuyện xưa như anh Syển, dù ít nhiều cũng là đóng góp cho Quyển sách Lưu niệm của chúng ta, công trình của mọi cựu học sinh CF.


Minh Châu mới đi thăm ông Faure và rất vui sướng được dịp gặp gỡ và làm quen với ông Hiệu trưởng - MC là thế hệ sau, dưới thời ông Hartmann - Dù đã cao niên nhưng trí nhớ của ông quả thật là đáng phục, tất cả tài liệu CF đều ở trong đầu, hay thật!


Thật là vui khi nhắc lại chuyện xưa, chẳng hạn về phong cảnh trường, các cây cối, các bông hoa mà ông giao cho ông làm vườn trồng, tỉa...  ông có chỉ trên hình cái cây xoài bé tí mà anh Syển hay hái trộm sau này. Nghe nhắc về người hái trộm xoài, ( MC giữ bí mật không cho ông biết tên ) ông hơi sựng người lại, rồi cười và kể: "Có lần ông làm vườn hớt hải đến báo cáo là có người ăn trộm xoài của ông". 


Xem hình, các bạn hãy tưởng tượng công trình xây dựng lớn lao của ông trong mười mấy năm ở Nha Trang: Trên một bãi đất lớn chỉ toàn là cát thôi, ông đã bắt đầu mở 3 lớp học, trình độ tiểu học như CP, CE1,CE2 bây giờ. Rồi ông trồng cây khắp nơi sau khi hoàn thành các lớp tiếp theo. Ông đã nghĩ đến một ngôi trường mẫu nên ông cho xây một cổng chính thật đẹp có một lối vào như hàng chào danh dự ( Cour d'Honneur ) để chào đón những khách quý của trường! Trong số những khách quý này có Thày Cung Giũ Nguyên. Trái lại với tài liệu biên khảo về Thày trên Internet, ông Faure nhận định rằng Thày chỉ ghé thăm Trường và có đến vào kỳ thi BEPC, nhưng không hề giảng dạy ở Collège!


Bên cạnh trường có biệt thự của Ngài Giám Mục, Ngài có con mèo hay đến thăm viếng nhà ông Faure, căn nhà ông xây và nhớ mãi, để sực mấy con chim bồ câu của ông bà Faure!


Ông đã luyện tập những thày giáo đầu tiên, không thích mấy những người dạy học chỉ nghĩ đến tương lai của mình, thăng chức nhờ sang Việt Nam hay ngoại quốc, 2 năm thực tập, vừa có lương cao và vừa mau lên cấp ngạch...


Phương pháp dạy của ông rất hay: Học trò không thụ động ngồi nghe, học như vẹt trả bài mà nghiên cứu lấy, học hỏi qua những chuyến đi chơi, vừa vui, vừa đầy ngạc nhiên thích thú để làm đề tài trao đổi bàn cãi với nhau trong lớp...


Nhắc lại quyển sách Anh et Nguyet en famille, ông cười hãnh diện vì quyển sách có nhiều succès hồi đó! Chỉ tiếc là ông không còn giữ bản nào! Người in quyển sách này có con cái học trong trường CF.


Sơ sơ cho các bạn thấy là chuyến đi của MC rất vui trong sự tiếp đãi ân cần niềm nở của ông Faure. Ông có đeo kiếng nhưng không cần kiếng để đọc hai quyển học bạ của MC thời CF. Lướt qua vài trang, ông mỉm cười khi đọc những lời phê bình của ông Hartmann:"Excellente élève malgré des risques de fatigue en fin d'année"!


Khi thấy điểm MC lên lên, xuống xuống trong môn Toán, ông hoan hỉ chêm vào "Comme vous, moi aussi j'étais fâché avec les Maths" 


Nhắc đến học trò cũ, ông còn nhớ tên họ. Trong số học trò của bà Faure, ông nhớ cô Lục Hà, còn được gọi là Susu = hay Chouchou???, cục cưng của bà Faure theo ông. Cô Lục Hà dạy lớp MC sau này.


Một chuyến đi đầy trở ngại, tàu RER hủy chuyến, phải gọi taxi đến phi trường, chuyến bay trễ, lấy taxi chạy như đua xe với ai, kẹt xe vì họ chạy marathon, hụt tàu, hụt máy bay, ngồi chờ tàu đêm mấy tiếng trong đêm lạnh, gió thổi ào ào...


Mệt mỏi thật nhưng kể lại chuyện xưa, tình nghĩa thầy trò không còn gì quí bằng!


Xin tạm biệt các bạn và mong sự cộng tác của mọi lớp, vì không có hình ảnh các promos nên kiếm lại các tên tuổi rất khó.


Trông nhờ vào trí nhớ của các bạn.


Thân ái


Nguyễn Thị Minh Châu








© cfnt, Collège Français de Nha Trang