Những ngày thơ dại
Chronique d'un mariage raté


Mon grand frère et son ex fiancée.


Première Partie:


NHỮNG NGÀY THƠ DẠI


Nhatrang có gì mà khiến tôi, một đứa con gái sinh trưởng ở đất Thần kinh, đã luôn luôn vỗ ngực tự nhận mình là dân Nhatrang nếu không có cái giọng nặng nề rặt Huế thỉnh thoảng nhắc nhở tôi phải nhớ đến cái gốc ớt và gốc mắm ruốc của tôi!


Gia đình tôi bỏ Huế vào Nhatrang theo với làn sóng người miền Bắc di cư vào Nam, vì Ba tôi tưởng rằng đất nước bị chia cắt đến vĩ tuyến 16. Cuối cùng Huế an toàn, nhưng gia đình tôi thì đã định cư tại Nhatrang từ đó, dù công việc làm ăn của mẹ tôi đóng đô ở Saigon cho đến khi bà về hưu trí để sống luôn ở Nhatrang cùng anh chị em chúng tôi.


Nhatrang đã để lại trong tôi dấu ấn nào sâu đậm nhất? Đó là con khỉ ngộ nghĩnh đầu đội chiếc nón cói be bé xinh xinh và biết làm nhiều trò rất lạ lùng của đoàn mãi võ sơn đông, hiệu thuốc Thái Bình Dương. Ngôi nhà đầu tiên của gia đình tôi nằm ở góc đường Trưng Nữ Vương và Hoàng Tử Cảnh. Trưng Nữ Vương là tên đường đã được đổi lại sau này, còn khi chúng tôi mới đến thì tên đường là “đường Cò” mà mẹ tôi cứ dặn anh em chúng tôi hễ đi lạc thì nói nhà mình ở số 8A đường Cò để người ta chỉ giùm đường về. Nhà quá gần chợ Đầm nên mỗi buổi chiều, khi nghe loa phóng thanh của đoàn mãi võ sơn đông bắt đầu mời gọi là tôi ù chạy ngay ra chợ, vì đoàn mãi võ bán thuốc này luôn luôn đậu chiếc xe bán thuốc của họ ở góc đường Phan Bội Châu và đường Cò. Mấy ông chú vai u thịt bắp của đoàn mãi võ múa đủ các ngón quyền cước đẹp mắt, nhưng tôi thì chỉ hào hứng chăm chú thưởng thức chú khỉ con nhào lộn làm trò trên mấy sợi giây thừng hoặc đôi khi nhảy qua nhảy lại trên đôi vai rắn chắc của mấy ông chú ấy mà thôi. Tôi thích thú nhất là sau một màn múa võ và quảng cáo thuốc cho hiệu thuốc Thái Bình Dương xong, khi đến giai đoạn bán thuốc thì chỗ nào có tiếng la lớn: “Ở đây một hộp!”….” Hai hộp!”…. là chú khỉ con lại cầm cái rổ nhỏ nhanh nhẹn phóc tới ngay cùng với chủ của nó để nhận tiền rồi cúi đầu sát đất như một lời ngầm nói cám ơn khách mua. Suốt thời gian dài đoàn mãi võ sơn đông bán thuốc ở đây, ngày nào tôi cũng là vị khán thính giả nhiệt tình và say mê nhất của chú khỉ con ngộ nghĩnh, sự say mê đã đóng một dấu ấn thật sâu lên đoạn đời tuổi nhỏ của tôi.


Nhatrang thuở ấy còn rất hoang dại. Con đường bờ biển bắt đầu từ quãng rẽ vào phi trường trở lên phía Chụt toàn là những bụi gai và cây dại. Tôi rất hứng thú đi rong ở vùng hoang dã đó để chui vào các bụi cây hái trái me dương. Trái me dương ăn giòn giòn, ngọt ngọt, chua chua, ngon ơi là ngon! Nhatrang là một thành phố biển nhiều lắm những cây bàng to lớn, đã phủ bóng mát cho những con đường êm ả thơ mộng của tuổi thơ tôi. Những buổi trưa mùa hè Nhatrang chạy nhảy ngoài nắng đến đầm đìa mồ hôi rồi tìm bóng mát một gốc bàng lớn để ngồi nghỉ chân, sướng chi lạ! Trái bàng cũng khiến tôi đắm đuối. Những con đường quanh quẩn khu nhà tôi rợp bóng mát những cây bàng tàng lá xum xuê, và trái bàng thì rơi rụng đầy lối đi. Lúc nào nhặt được trái bàng tươi đã chín vàng mà không bị dập khi rơi xuống mặt đường thì tôi mới nhặt để khới cái cơm bọc ngoài của nó, mọng nước và rất thơm ngon. Còn đa phần là tôi nhặt những trái bàng khô rồi dùng cục đá lớn để đập cho lòi ra cái hột bàng bên trong. Hột bàng hình thù giống như hột almond ở đây tuy nhỏ hơn. Hột bàng có thể ăn tươi mà không cần phải rang như hột almond nên bùi bùi hơn nhiều, tôi mê lắm. Buổi trưa nào mà tôi có thể ma lanh ma léo qua mặt được hai ông anh họ chăn giữ đám nhóc tì chúng tôi để len lén tha đi cái búa thì thật là sung sướng quá, vì dùng búa để bửa trái bàng khô rất nhanh lại không bị sưng tay như khi phải dùng cục đá mà đập lấy đập để. Những hôm hạnh phúc ấy, tôi đem theo luôn cái lon sữa bò để hễ bửa được hột bàng nào là bỏ vào lon hột ấy rồi để dành từ từ thưởng thức. Hạnh phúc của tuổi thơ sao mà đơn giản quá!


Tình cờ, cô bạn hàng xóm tên Trưng lại là bạn học cùng lớp suốt thời gian tiểu học của tôi. Nghe đồn rằng gia tộc của Trưng đã từng là một đại gia tộc giàu có nhiều đời ở địa phương này. Khi gia đình tôi đến đây thì nhà Trưng buôn bán sỉ các loại bánh tráng, và mẹ Trưng có một cái sạp bán bánh tráng rất lớn ở chợ Đầm. Trưng thường lấy bánh tráng của nhà để cho tôi ăn no nê. Nhúng nước bánh tráng rồi cuốn lại chấm nước mắm chanh ớt, chỉ đơn giản như thế nhưng thật là khoái khẩu. Tôi ăn riết đến ghiền luôn. Cô bạn này còn dẫn tôi đi lang thang khắp cùng mọi hóc hẻm và bờ bãi Nhatrang. Có những hôm hai đứa tôi lội xuống tận xóm Cồn hay lội qua các ruộng đồng ngập nước và gò đống sình lầy ở mãi tít tận vùng bên kia đường rầy xe lửa, quá khu Mã Vòng một đoạn xa lắc xa lư. Trưng cũng dẫn tôi đi rong chơi đến tận bên kia cầu Hà Ra, và tôi đã được xắn quần lội nước đến thỏa thích để mải mê nhặt những con sò con hến.


Những ngày anh chị em chúng tôi được hai ông anh họ xả cảng cho đi tắm biển suốt một ngày cũng là những ngày hạnh phúc vô song, dĩ nhiên là phải dưới sự canh chừng nghiêm ngặt của nhị vị chỉ huy trưởng tối cao, bởi vì dân Nhatrang năm nào cũng có người phải nạp mạng cho thuỷ cung. Những ngày ấy, chúng tôi lăn lộn ở bãi biển để “tắm bọt”, bắt còng, xây lâu đài cát, rồi lên chơi trò cút bắt “5, 10, 15,.....” ở các lùm cây dương cho mãi đến khi mặt trời tắt nắng thì mới chịu chồng chất nhau trên chiếc xe xích-lô 3 tầng để về nhà, đứa nào đứa nấy mình mẩy đỏ hỏn vì nắng đốt cháy da thịt nhưng hả hê lắm!


Tối đến, sau buổi cơm chiều, anh chị em chúng tôi luôn luôn có mục ca nhạc kịch tại gia. Sân khấu là cái phòng thay áo quần có bức màn vải kéo tới kéo lui được. Đám khán thính giả là mấy đứa em nhóc tì của chúng tôi, khi nào cũng được xếp ngồi nghiêm chỉnh ở cái giường trước sân khấu. Còn diễn viên là ông anh kề tôi và tôi cùng với 2 con em kế tôi. Ông anh đầu của tôi không bao giờ tham dự cái màn văn nghệ văn gừng trẻ con này hết! Kiếm là những nhánh cây khô nhặt được dọc đường. Y phục của diễn viên là bất cứ chăn màn nào của nhà mà chúng tôi có thể tuỳ tiện trưng dụng được. Các tiết mục trình diễn cũng phong phú lắm, nào là kịch “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Hội Nghị Diên Hồng”,…..cùng các màn ca múa, ngâm thơ,…. không thiếu một tiết mục nào hết! Màn “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thì Thủy Tinh xuất hiện khi Sơn Tinh đã đón nàng Mỵ Nương đi mất tiêu nên chàng ta phừng phừng tức giận, rút kiếm hét lớn: “Sơn Tinh mi ơi, thù sâu từ nay ta quyết!” rồi quay ngược mũi kiếm và quỳ ngay xuống gục đầu rên rỉ: “Mỵ Nương em ơi, thôi rồi chết anh, thôi rồi chết anh!” Kéo màn cái rẹt, và các khán giả tí hon vỗ tay rần rần. Màn kịch “Hội Nghị Diên Hồng” thì còn náo động hơn nữa. Các bô lão đều chống gậy lom khom, chậm chạp bước tròn một vòng sân khấu. Khi mọi người đều đã dừng lại thì một bô lão bước ra khỏi hàng, cất giọng oang oang: “Hỡi muôn dân, chúng ta nên hòa hay nên chiến?” Thế là mọi diễn viên kể cả đám nhóc khán giả đều đồng thanh la lớn đến bể nhà: “Nên chiến! Nên chiến! Chiến đến cùng!” Nàng đệ nhị muội muội của tôi thì thích múa tiên, và cánh của nàng tiên là 2 ống quần sa-teng màu trắng được xỏ vào 2 cánh tay để khi múa thì bay phấp phới, trông cũng thần tiên ảo mộng ra phết! Rồi chúng tôi đem ra ngâm sang sảng tất cả các vần thơ đã được trả bài làu làu trong lớp: “Ôi hoa niên đoàn chiến sĩ ngày mai, Cho dân tộc gởi những niềm ước vọng,…..Mộng Tự Do là mộng của muôn đời, thế hệ trẻ nguyền ghi trang sử mới!” Giọng ngâm thơ hùng tráng và đầy hào khí lắm, luôn luôn được đám khán thính giả nhóc tì vỗ tay nhiệt liệt tán thưởng.


Đến giờ bị lùa vào giường, thế là chấm dứt đêm trình diễn văn nghệ tạp bí lù. Sau đó, khi tất cả đám anh chị em chúng tôi đã ngủ khò và ngáy pho pho thì bà quản gia của chúng tôi phải còng lưng thu dọn tàn dư của buổi trình diễn là chăn màn, quần áo, và những nhánh cây khô bừa bãi trong phòng, vì vậy mà bà than hoài: “Cái lũ nhỏ ni quậy quá!”


Cứ thế mà tuổi thơ của tôi đã êm đềm trôi như dòng sông cái của Nhatrang êm ả chảy. Nhưng ngoài con khỉ con ngộ nghĩnh biết làm trò để tôi nhớ đời, ngoài những trái me dương và hột bàng làm ngọt bùi đời tôi, ngoài những buổi rong chơi đã để lại trong tôi ký ức về một quê hương Nhatrang đầy màu sắc, ngoài những màn ca vũ kịch thơ dại đã nuôi lớn giấc mộng đời của tôi,… Nhatrang còn khiến tôi nhớ mãi bởi những gì rất vô cùng dễ thương của các bạn tôi, những buồn những vui mà họ đã để lại cho tôi cùng với cả tấm lòng của họ. Tôi nhớ một Nguyễn Chạy lầm lì ít nói, mãi mãi cứ như một cái bóng âm thầm, đã từ giã tôi trong một ngày loạn lạc tháng 4 Saigon rồi vĩnh viễn ra đi một năm sau đó ở đất Mỹ, không một lời giã biệt. Tôi nhớ một Nguyễn Khắc Tuy nghệ sĩ tài hoa mà mệnh bạc, khắc xong bức tượng một người con gái rồi tự tay đập bể, sau đó vào lính biệt kích rồi mất tích luôn cho đến ngày hôm nay. Tôi nhớ Thắng, nhớ giọng Huế hiền lành và khuôn mặt babylac trắng trẻo của người bạn này, ngày cuối cùng của ly loạn rồi mà Thắng cũng đành đoạn bỏ chúng tôi để vùi thây không biết ở chốn rừng sâu núi thẳm nào nữa.


Có một người bạn nữa quá là độc đáo mà tôi xiết bao ước mong gặp lại để được biết chắc chắn rằng anh ta sống rất vui vẻ và rất hạnh phúc, vì người bạn này đã thật sự cho tôi những tiếng cười trong trẻo và vui vẻ nhất trong suốt chuỗi ngày thơ dại ấy. Năm Đệ Tứ tôi học thêm Anh văn ở Thanh Thương Hội với Cô Tố Cầm. L Đ H với mẹ là bác Mai Loan và hai cô em gái lớn của H đều học cùng một lớp Anh văn với tôi. Sau đó H thường đến nhà tôi chơi và quen với cả ông anh kế của tôi. H không nói nhiều và trông cũng hiền lành lắm. Anh chàng ăn bận lúc nào cũng rất bảnh và hợp thời trang. Mãi đến sau này tôi mới biết thì ra đây là một chàng công tử đẹp trai, con nhà giàu, và nghịch ngợm trời sầu đất sợ! Có một buổi tối tan lớp học Anh văn ở Thanh Thương Hội ra, tôi đi xe xích-lô để về nhà thì từ một villa gần trường, bỗng có một bóng người phóng ra thật nhanh và chạy thục mạng theo xe của tôi. Khi người đó đã đuổi kịp thì tôi nhận ra ngay là L Đ H! Chàng công tử liều mạng này chẳng nói chẳng rằng, dúi vào tay tôi một túi giấy tổ bố rồi chỉ nói “Quà của ĐP đó” là biến ngay. Tôi tò mò quá nên mở ra xem liền tại chổ: “Ồ, tại sao lại tặng cho mình toàn là bóng đèn điện như thế này chứ!” Quả thật, tôi không hiểu là cái anh chàng này muốn chơi cái trò quỷ quái chi đây! Về đến nhà, gặp ngay mẹ tôi đang đứng chờ tôi trước cổng là tôi đưa túi giấy cho bà xem và kể lại câu chuyện quà cáp quái dị này. Mẹ tôi điềm nhiên như không và nói: “À, tại hôm kia thằng H hứa với mạ đó!” Tôi há hốc mồm: “Mạ vừa nói cái chi?” Mẹ tôi liền kể lại đầu đuôi ngọn ngành: “Tối hôm kia không có ai ở nhà hết mà bóng đèn ở nhà bếp lại bị cháy. Khi đó thì thằng H đến nên mạ nhờ hắn thay giùm cái bóng mới. Mạ than với hắn là bóng đèn dạo này sao mau bị cháy quá, phải cứ thay bóng hoài, thiệt mệt! Hắn liền nhanh nhẩu nói rằng nhà hắn cả đống bóng đèn và là bóng đèn rất tốt của Ty Công Chánh, để hắn cho. Chuyện là như thế nhưng mạ tưởng hắn chỉ nói suông miệng cho vui thôi, ai dè hắn hứa thiệt làm thiệt. Thằng H này đàng hoàng đó!” Thế rồi một tuần lễ sau, mẹ của H đến nhà tôi và đã gặp mẹ tôi. Dù rằng đây là lần gặp gỡ đầu tiên, hai bà trò chuyện với nhau tương đắc lắm. Bác Mai Loan bấy giờ mới ào ào tuôn ra nỗi lòng, lôi ra kể hết mọi chuyện phá phách nghịch ngợm của cậu quý công tử: “Chị biết không, thằng H nhà em phá phách đủ cách đủ kiểu! Xe hơi của em bốn bánh thì nó tháo quách một bánh để đem đi đâu không biết nữa! Em cúng kiến và bày biện lễ vật là một con gà cùng bông ba hoa quả ngay trên đầu chiếc xe hơi trong garage nhà em. Em cúi xuống để lạy, nhưng khi ngẩng đầu lên thì con gà mất tiêu! Thằng H với đám bạn của hắn đã núp sẵn để chực rinh con gà đi chứ không ai nữa hết! Còn mới tuần trước đây thôi chị ạ, hắn chơi chi mà ác quá, đã tháo gỡ hết tất cả các bóng đèn điện trong nhà khiến tối hôm đó nhà em tối căm tối hù!” Chỉ một chút xíu nữa thôi là mẹ tôi đã bò lăn bò càng ra mà cười nếu bà không ráng nín được. Thật tình thì tôi không biết tên của mẹ H mà cứ gọi bà là bác Mai Loan, vì sau này bà có mở một tiệm kim hoàn lớn ở đường phố Độc Lập với tên tiệm là Mai Loan. Ở thế hệ của bà, bác Mai Loan quả thật là một phụ nữ Việt Nam rất cấp tiến. Bà nói tiếng Pháp ro ro và bây giờ lại còn chịu khó đi học thêm tiếng Anh nữa ở cái tuổi đời này. Bà tự mình ên lái xe hơi đi vòng vòng thành phố Nhatrang, trông thật là oai phong! Vậy mà bác Mai Loan cũng đã phải đành bó tay đầu hàng cậu “quý công tử quậy” yêu dấu của bà! “Nước mắt chảy xuôi”, muôn đời là thế!


Về sau, tôi còn được nghe kể thêm nhiều câu chuyện lý thú ly kỳ nữa về chàng công tử nghịch ngợm L Đ H này mà trong ấy, thành tích chàng ta cùng đám bạn quậy của chàng đi ăn “Phở chạy” thật độc đáo vô song! Bọn quậy, một đám lâu la kéo vào tiệm phở, và khi ăn uống đã no nê thì một tên trong bọn hất tô xuống đất để làm hiệu, rồi thế là cả bọn đâm đầu phóng nhanh! Phá phách kiểu này thì ác đức thật vì đã cướp đi chén cơm của gia đình ông bán phở nghèo khổ. Khi tôi biết câu chuyện thì đã trách cứ H dữ lắm, khiến anh ta tiu nghỉu và có vẻ hối hận. Sau đó H cho tôi biết anh ta đã đem tiền đến trả cho ông bán phở và xin lỗi ông ta. Tôi biết rằng bản chất con người này vốn hiền lương mà. Anh ta vì sống trong một hoàn cảnh quá dư thừa và vì quá được cha mẹ nuông chiều, đâm ra buồn tẻ nên muốn quậy phá để tìm một chút thi vị cho cuộc sống đó thôi.


Nhưng mà chính những quậy phá nghịch ngợm lạ đời của người bạn này đã khiến tôi không bao giờ có thể quên được anh ta! Thời gian gần đây, không hiểu tại sao, tôi lại nghĩ nhiều đến H. Có thể là một sự thần giao cách cảm, vì rất bất ngờ, tôi nhận được email của Lam Sơn, em gái H đã từ trước 75 định cư ở Mỹ. Hiện nay thì Lam Sơn chọn Châu Âu để sinh sống. Mấy tháng trước Lam Sơn qua Mỹ chơi và cũng để thăm mẹ cùng các anh chị em trong gia đình hiện đang sống ở đất nước Cờ Hoa. Lam Sơn và cô em gái Thu Hà đều là bạn thân của hai cô em gái tôi, Liên Phòng và Liên Phương. Lam Sơn có được địa chỉ email của tôi qua anh N N H là người đã thành lập một website cho hai trường VT & NTH. Liên lạc được với Lam Sơn rồi thì tôi mới biết rằng sau tháng 4 năm 1975, H đã đi tù cải tạo ngoài Bắc, và hai năm sau thì H đã qua đời ở trại tù nơi đó! Bạn tôi là một chàng công tử đã quen ăn sung mặc sướng thì làm sao có thể chịu đựng được lâu dài những đày đọa thê thảm của chốn lao tù cải tạo miền Bắc cơ chứ, điều này tôi tuyệt đối có thể hiểu. Lam Sơn nói rằng mẹ của em quá đau lòng nên từ đó bà đã sa sút rất nhanh, vì anh H là con trai trưởng và là người con mà bà thương nhất. Lam Sơn còn cho tôi biết rằng sau này người em trai kế của H đã nhờ một người quen biết ở ngoài Bắc tìm kiếm giùm hài cốt anh mình để đem về an táng ở Nhatrang, nhưng Lam Sơn nói: “Người ta tìm giùm hài cốt nhưng có thật đây là hài cốt của anh H em hay không thì làm sao mình có thể xác định được hở chị ĐP!” Thật là quá bi thương và quá tội nghiệp cho gia đình bác Mai Loan!


Cho đến ngày hôm nay, bác Mai Loan cũng không hề biết rằng cậu quý công tử của bác đã tháo gở hết tất cả các bóng đèn trong nhà là để tặng cho tôi! Mong rằng khi bác đọc được bài hồi ký này của con thì bác sẽ chỉ cười xòa vui vẻ để thương nhớ người con trai trưởng hồn nhiên quậy đời của bác mà thôi, bác Mai Loan nhé! Cả hai em Lam Sơn và Thu Hà nữa, hai em cũng đã từng có một thời thơ dại ngây ngô dễ thương như là anh H, vậy thì hãy cùng nhau cười xòa cảm thông để anh H đang ở một nơi xa thật xa cũng sẽ nhoẻn miệng cười thật là vui vẻ cùng với hai em, nha!


Chị rất cảm động và cám ơn Lam Sơn vẫn còn nhớ đến chị để đi tìm chị. Có lẽ là anh H từ cõi vô hình, đã đưa hai chị em chúng ta đến gần lại với nhau để cùng nhau hồi tưởng và nhắc nhở đến anh ấy đó!


Nếu quả thật có một cõi trời rất hạnh phúc vui vẻ ở bên ngoài cõi thế gian này thì người bạn “đàng hoàng nhất trong những kẻ lộn xộn” của tôi chắc chắn rằng đang ở trên đó (vì mẹ tôi đã từng khen: “Thằng H này đàng hoàng!”). Nhưng không biết rằng bạn tôi có như tôi, dù cuộc sống hạ giới hay thiên đàng rất là tốt đẹp hoàn hảo, vẫn nhớ vẫn thương và vẫn tiếc nuối những tháng ngày thơ dại mộng mị cuồng ngông của mình?


Tôi đã từng trong đời nhận được vô số những quà tặng từ người thân và từ bạn bè bốn phương, đủ màu đủ sắc. Nhưng những chiếc bóng đèn của H vẫn mãi mãi là món quà bất ngờ nhất, ngộ nghĩnh nhất, dễ thương nhất, món quà làm ấm áp và thắp sáng nụ cười trong trái tim tôi bất cứ lúc nào mà tôi nhớ đến.


Quê hương vẫn thường được định nghĩa là nơi chôn nhau cắt rốn. Riêng với tôi thì quê hương là nơi đã chôn dấu một kho tàng kỷ niệm quý báu của tuổi thơ tôi. Trái tim tôi đã nhận Nhatrang làm quê hương, vì ở bờ biển hình chữ U ấy, tôi đã cùng lớn lên với các bạn của mình, cùng có với họ những giấc mộng đầu đời êm ả, cùng có với nhau những tiếng cười, và cả những giọt nước mắt thân thương.


Một danh nhân đã từng nói rằng không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Riêng tôi thì tôi thấy tôi đã tha hồ bơi ngược dòng để tắm lại trong DÒNG SÔNG TUỔI NHỎ bất cứ khi nào mà tôi muốn, bằng cảm xúc và bằng tưởng nhớ rất mạnh mẽ của mình. Cám ơn NHATRANG QUÊ HƯƠNG TÔI đã luôn luôn là nơi trú ẩn an toàn nhất của tôi những lúc mà tôi quá ư mệt mỏi, đã tự mình chắp đôi cánh tưởng nhớ để bay về nơi chốn ấy. Không nơi đâu trên thế giới này có nhiều những cây bàng xanh bóng mát đến như thế. Không nơi đâu mà biển hiền lành và xanh biếc đến ngần ấy. Không nơi đâu và với ai mà tôi có thể chuyện trò như tôi đã từng hàng giờ ngồi chuyện trò tỉ tê với những con sóng bạc đầu Nhatrang để có cái cảm giác “được lắng nghe” thật là nhẹ nhàng dễ chịu!


Thương quá và nhớ quá NHỮNG NGÀY THƠ DẠI ấy của tôi, Nhatrang ơi!


C Đ P

Calgary, Canada

May 26, 2008


(Để tưởng nhớ các bạn của tôi. Mến tặng hai em Lam Sơn & Thu Hà để nhớ anh H.)



Deuxième Partie:


Mon grand frère est né au Cambodge, à Kamponchanan, là où mon père a travaillé dans les Travaux Publics à l’époque de la colonisation française. Mes parents étaient logés chez les parents de Mlle Trinh (connue plus tard sous le nom de Nguyen Thi Binh, du Front de Libération du Sud  Mặt Trận Giải Phóng Vlệt Nam). En ce temps-là, elle avait ses cheveux tressés en nattes et se déplaçait à bicyclette pour aller à l’école française. Ses parents connaissaient bien mon grand-père maternel. Ma mère se souvenait encore de ses paroles au cours d’une de ses visites, en prenant mon frère, encore bébé à ce moment-là, dans ses bras: « On va le gonfler avec la pompe du vélo pour le faire grandir plus vite ». Et elle rigola.


Quand mon frère a raté son examen au Bac, mon père l’a réprimandé et sans un mot, mon frère lui a jeté un dernier regard avant de quitter la maison.


Ce n’est que trois mois après qu’ils ont appris que leur fils s’est volontairement engagé dans l’armée, à Thủ Đức.


Ma mère était donc partie à Sài Gòn pour lui apporter quelques provisions. Grâce à mes parents et à leurs relations, mon frère s’est fait pistonner pour son transfert à l’Etat-Major.


Il avait beaucoup de succès auprès des filles. J’étais alors son fidèle facteur pour délivrer ses messages à une des élèves du lycée Nữ Trung Học. « Mais pourquoi ce sont toujours les filles qui viennent le chercher? Et pourquoi pas l’inverse? » se demandait souvent ma mère. Elle a essayé de lui présenter quelques beaux partis, les filles de ses amies, en lui demandant de l’emmener leur rendre visite. Mon frère avait bon flair et il préférait rester dans la voiture pendant ces visites de courtoisie.


Son chef à l’Etat-Major l’avait remarqué aussi: Beau mec, fils d’une famille bourgeoise et il voulait l’inviter le week-end chez lui, pour lui faire rencontrer sa fille. Il n’y a pas réussi non plus. Afin d’éviter tout conflit avec son supérieur, sans prévenir mes parents, il a demandé sa mutation. Une décision qu’il a beaucoup regrettée plus tard en apprenant la peine causée aux parents. Il partait en mission ou il menait des interrogatoires des prisonniers Việt Cộng. A cause de sa nature sensible, son nouveau poste lui pesait lourd sur la conscience et ma mère a su qu’il priait souvent et relâchait les oiseaux en liberté afin de retrouver sa paix intérieure.


Voilà comment il était mon grand frère: droit, généreux, honnête et tendre. Toujours prêt à faire plaisir aux filles, il demandait à ma mère quelques bijoux de sa boutique ou des coupons de tissu, de la soie, en faisant les courses au marché avec ma mère, pour les offrir à sa petite amie. Et ma mère a profité de l’occasion pour lui demander s’il ne voulait pas se marier avec elle. Mais mon frère s’est contenté d’un simple soupir en réponse car pour lui, un soldat en temps de guerre n’avait qu’un avenir incertain. Ma mère respectait sa décision et espérait qu’un jour il changerait d’avis.


Et enfin, voilà ce jour tant attendu par ma famille: Une fille a réussi à le convaincre pour le mariage. Mais en plein préparatifs de noces, elle a souhaité revoir son ancien amoureux, à la déception de mon frère. Mariage annulé, notre espoir pour son futur bonheur parti en fumée!


Après la chute de Sài Gòn, mon frère a été envoyé au Nord, dans un des camps de rééducation (un des plus durs, ceux de la mort) étant donné qu’il a travaillé au Deuxième Bureau dans le passé.


Un jour, en revoyant ma sœur à l’étranger, son ex fiancée lui a parlé de son intention de rechercher mon frère après 75. Mais que voulait-elle donc?


La veille de son mariage, pourquoi ce soudain désir de rendre visite à son ancien amoureux, a-t-elle jamais aimé mon frère? Promesses, engagement envers lui, lui a-t-elle jamais montré de la sincérité?


Pourquoi le rechercher, après 75? A cause de la générosité qu’il lui a témoignée? Etait-ce par nécessité, poussée par la faim, par son instinct de survie?


Qu’attendait-elle de mon frère? Le saura-t-on un jour?


A la mémoire de mon frère.


J'espère que la lecture de ce texte va faire comprendre à son ex fiancée qu'on n'est pas dupe de ses paroles fleuries.


Toute version romancée de sa part n'était qu'un tissu de mensonges  à cause de sa personnalité complexe: calculatrice et manipulatrice.


Lê Thị Lam Sơn



© cfnt, Collège Français de Nha Trang