Một chút gợi nhớ về Nhatrang: bánh tráng Phú Lộc



Một chút gợi nhớ về Nhatrang: bánh tráng Phú Lộc Nghe cô Út Trần Thị Thanh Tùng, nói sẽ về Phú Lộc để học nghề tráng bánh tráng.


Mới nghe qua có nguời nghi rằng: Cô Út Thanh Tùng, sẽ xuôi về Huế nhung Phú Lộc của cô Út dự định về là một ngôi làng nhỏ, nằm thoai thoải, trải dọc dài theo dòng sông Cái uốn khúc, mà nguồn nuớc từ thuợng nguồn của những dãy núi Đá Đen, Đồng Trăng, Đất S ét, ch ảy ngoằn ngoèo về Phú Cốc, rồi vội vã luợn lờ, quanh vè cây cấu gỗ Phú Lộc, Thành Diên Khánh, Khánh Hòa.


Tại đây dòng chảy nhu tức nuớc vỡ bờ, luu luợng nuớc ùn ùn kéo nhanh về cây cầu gỗ Xuân Phong, noi có vài xe đạp nuớc, ngày đem nhu các cụ già còng lung hối hả đạp nuớc, làm công việc dẫn thủy nhập điền, cung cấp một luợng nuớc khá lớn cho các đồng ruộng mênh mông, cò bay thẳng cánh, của Tứ Thôn Đại Điền.


Tại noi đây, dòng sông thẫn thờ bao quanh cây cầu sắt Lu Cấm, vói những hàng dừa, nuớc xuôi dòng về Phuong Củi, Xóm Bóng, Xóm Cồn, rồi nhập ra biển, xa tít mù khoi.


Tại đây có một luồng nuớc chẽ ra ba nhánh, tạo thành một vùng nuớc lợ, chảy lờ đờ qua Cồn Dê, bao quanh cây cầu Xóm Bóng, dưới chân Tháp Bà. Một nhánh khác róc rách qua Cồn Giữa. Một nhánh nhỏ lìa dòng, chảy ven đuờng Hàng Cá,đuờng Lồ Ô, nay là Nguyễn Bĩnh Khiêm, tạo thành một 'đầm nuớc', đủ cho các ghe từ Thanh Minh, Thành, Phú Cốc, neo ghe cập bến trên đuờng Lồ Ô, với dua hồng, dua hấu và các bè mây-tre-lá. 


Sau đó, khu vực này, nổi lên một ngôi chợ mà nguời Nha Trang gọi là Chợ Đầm.


Nói về bánh tráng Phú Lộc, thuộc quận Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Phú Lộc cách Nha Trang khoảng 14 cây số, nằm về phía tây của Thành Diên Khánh. Truớc những năm 1945 – 1953, dân Nha Trang như cô Út Tùng, muốn về Phú Lộc phải đi bằng xe ngựa. Mãi gần đến năm 1955, mới có một vài chuyến xe Lam, ba bánh, chở khách từ đuờng Nguyễn Thái Học, Nha Trang đến Thành và nguợc lại. 


Xe ngựa hoặc xe lam chạy đến ngã ba Thành thì dừng lại truớc một quán ăn. Khách về Phú Lộc phải đi bộ dọc theo chợ Thành, độ 100 thuớc, rẽ phải, và khách sẽ đi qua một cây cầu gỗ lắc lẻo, gập ghềnh khó đi, trên dòng song Cái, đang xuôi dòng ra biển Nha Trang. 


Cây cầu gỗ Phú Lộc là phương tiện duy nhất của Tứ Thôn Đại Điền và Phú Lộc để lưu thông qua Thành.


Đến mùa lụt, cây cầu bị nước cuốn trôi đi, chỉ để lạisuờn cầu chênh vênh, xác xơ, cho mãi đến hết mùa mưa lụt: (Ông tha mà bà chẳng tha. Để cho cây lụt hai muoi ba tháng mười.).


Gần đến Tết, chính quyền sở tại gồm làng Phú Lộc, Tứ thôn Đại Điền, cho sửa lại cầu Phú Lộc, để nông dân dễ dàng đưa trái cây như mít, chuối qua chợ Thành để bán nhưng chủ yếu vẫn là bánh tráng, bún và nón lá…


Đến mùa lụt, cầu bị trôi đi, việc qua lại dòng sông Cái này thật khó khăn. Các lái đo, dùng những chiếc ghe thô sơ, chống chèo, đưa khách qua sông.


Mãi đến năm 1966, chính quyền Tỉnh mới cho xây một cây cầu bằng bê-tông-cốt-sắt, gọi là cầu Cải-lộ-tuyến, đầu cầu gần chợ Tân Đức. Từ ngày đó, dân Phú Lộc và Tứ Thôn Đại Điền dùng cây cầu Cải Lộ Tuyến, để đi qua lại và cây cầu gỗ dần dần bị lãng quên trong trí nhớ của nguời dân dịa phương.


Dân cư Phú Lộc có bảy nghề chính để làm kế sinh nhai: nghề đúc đồng, nghề làm giấy, làm bún, tráng bánh tráng, chầm nón lá, làm tương chao và trồng rau xà lách


Lộc có 3 ấp: Ấp Thuợng, Ấp Hạ và Ấp Trung.


Từ đầu cầu thuộc về làng Phú Lộc. Nguồn thu nhập của chính quyền sở tại là bãi cát rộng mênh mông, dọc theo tả ngạn của dòng sông Cái.


Nếu ký ức tôi nhớ không lầm thì ấp Thuợng chuyên nghề chầm nón lá, Ấp Hạ chuyên làm bún, và ấp Trung chuyên nghề bánh tráng. Tuy nói thế, chứ noi đây có nhiều gia đinh làm luôn ba nghề cùng một lúc. Trời nắng thì tráng bánh để dễ phoi. Gần xế chiều thì lại làm bún. Ngày nào không thuận tiện thì chầm nón.


Các cô gái ở đây biết cả ba nghề. Ba nghề này vì ngồi trong nhà, vườn trái cây bao bộc, chuối, xoài, mít, nên cô nào da thịt cũng trắng như bong buởi.


Tôi biết rõ cô Út nhà ta chỉ biết ăn bún mẻ đầu với nuớc mắm thật cay. Hoặc cô Út ăn sang thêm tí nữa là lấy bánh tráng mõng, cuộn với bún, rau sống, mít luộc, cô nàng xoi cho thỏa thích rồi muợn nón lá vừa chầm xong, cô Út nghiêng nón, mỉm môi cuời với anh chàng trai Phú Lộc nào đó thì dễ với cô Út hon. Chứ cô Út Tùng mà đòi học tráng bánh thì cô tráng cái nào cũng không thành cái đó.


Tôi,người viết bài này, đã nhiều dịp có mặt tại Phú Lộc một thời gian khá lâu, nên cũng biết chút ít về Phú Lộc. Nói tóm lại trước 75, tôi có nhiều lần đến Phú Lộc vừa làm công tác hành chánh, trong Đoàn Cán Bộ Hành Chánh, về các thôn xóm cấp thẻ căn cuớc, viết tay, không có dán hình, cho dân chúng trong vùng; vừa hành quân thực tập, xâm nhập ban đêm. (Khóa Chống du kích và phản phá hoại của Liên Đội Quan Sát Số 1, đồn trú trong Truờng Thể Dục Quân Sự tiền thân của Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang, huấn luyện. 


Sau 75, tôi là xã viên của một hợp Tác Xã MÂY TRE LÁ, ở Diên Khánh và ngày nào Tổ Phơi Lá của chúng tôi, cũng đem lá kè, phoi truớc chùa của Thầy Năm, bên bờ sông Cái, thuộc ấp Phú Lộc Thuợng. Khi rảnh rỗi, tôi lang thang đến các nhà đang làm bún, tráng bánh, chầm nón, vừa tìm 'no bụng,' vừa muốn học nghề, vừa làm thơ, đến nổi cả ba nghề, nghề nào tôi cũng rành, nhưng chưa hành nghề bao giờ.


Ở Phú Lộc có chợ Tân Đức, có Am Chúa, có núi Lá. Có Chùa Thầy Năm, có kỳ đài của đạo Cao Đài, có quán ông Mùi hớt tóc, trước trường tiểu học. Gần Vũng Trâu có anh Nhâm, anh Nhẫm H.O. 9. Tại đây có nhà Thầy NGỘ, giáo viên tiểu học Nhatrang. 


Ở chợ Tân Đức, có nhà Thầy Khôi, hiệu truởng trường cấp 1, cũng có nhiều anh em đồng đội như trung úy Nam và học trò cũ của tôi như Cẩm Vân NTH72.


Kỷ niệm mà tôi nhớ mãi ... một hôm tôi đang kéo lá kè trên bãi cát, dưới nắng hè chang chang, một người đánh xe bò dừng lại, nhảy vội xuống xe, phụ kéo giùm tôi một bó lá kè, mà tôi đang kéo lê lết trên bãi cát dọc con sông Cái. Nguời đánh xe bò lễ phép nói:


- Thưa ông Thầy, để em phụ kéo với ông thầy.


Tôi lấy vạt áo truớc, lau mồ hôi trán, ngỡ ngàng, ngần ngừ hỏi:


- Xin lỗi! Anh là ai mà lại biết tôi.


Anh cười ngoản ngoẻn đáp:


- Ông thầy quên em rồi đó. Em là trung sĩ Y. Ngày xưa là kế toán hỏa đầu vụ và em cũng là học trò của thầy ở trường Văn Hóa Quân Đội đây nè.


Tôi cám ơn và hỏi thăm qua gia đinh ngườilính năm xưa, được biết: Sau 75, anh hành nghề đánh xe bò, cho hợp tác xã "Cát-Sạn" cũng ở tại Phú Lộc, gần bãi cát, nơi tôi đang phoi lá kè. Tình thầy trò, pha lẫn với tình đồng đội, chúng tôi ôm nhau, nửa khóc nửa cười, nhưng dù sao tôi vẫn thấy ấm lỏng tình nghĩa của một xã hội,ngày xưa,tôn ti và trật tự. Truớc 75, còn có tình người, còn có 'Nhất tự vi sư. Bán tự vi sư và tình Thầy Trò… như Tiên học lễ. Hậu học văn, chứ không như học trò ngày nay.


Anh rủ tôi về nhà anh chơi và đãi tôi một buổi bún chan nước mắm, chanh, ớt, tõi đường, với bàn tay vắt bún, ngón tay thon dài, nhỏ xíu, xinh xắn của một thiếu nữ, con gái người lính đánh xe bò, có đôi mắt sâu hun hút, mà lòng nguời tù khi mới trở về cũng thấy nao nao.


Theo tôi nhớ, xóm Đúc Đồ Đồng là thôn Thượng, phía Tây của làng Phú Lộc. Nghề đúc đồng ở đây đã có từ trên 100 năm, vào khoảng thế kỷ xIx. Các lò đúc đồng nép mình dọc theo các lũy tre xanh của dòng sông Cái. Nơi đây các nghệ nhân tạo hình các lư đồng, bình cắm hoa thật tinh xảo. Chủ yếu các nghệ nhân tạo hình bằng cách cha truyền con nối, đúc những đồ đồng thờ cúng rất đẹp với tay nghề thật sắc xảo. Nghe nói Ông Tổ của nghề đúc đồng là họ Trần, tên Lộc. Ông là người đầu tiên đã đến Bến Trâu (Vũng Trâu) như một nghệ nhân đúc đồng. Nguời dân Phú Lộc tôn thờ ông như một vị Thần Làng, nên nhiều người đã gọi Phú Lộc là Phú Lược. Để tránh chữ Lộc là tên Thần Hoàng. Các con cháu của ông hiện nay vẫn còn nhiều người mang họ Trần mà người nghệ nhân già nhất còn sống là ông Trần Lâu, trên 70 tuổi. Xóm đúc đồng gần Bến Trâu. Dân địa phương còn gọi là Vũng Trâu.


Làng Phú Lộc không có nuôi trâu bò nhưng trâu bò từ Đại Điền Đông, ráp ranh với Phú Lộc, nên thường lùa trâu về đây để cho trâu tắm, nên đã tạo thành một vũng lầy lội, do đó còn được gọi là Vũng Trâu.


Đến năm 1957, dân ấp Thượng thấy đường làng bị lầy lội, lưu thông bất tiện, nên đã trình với ông Quận Trưởng Diên Khánh là Thầy Lộc, cựu giáo viên truờng Hóa Khánh, xin ngăn cấm không cho dẫn trâu về đây tắm, nên Vũng Trâu cũng biến mất mà nay chỉ còn là một địa danh trong ký ức của các bô lão.


Làng Phú Lộc và Tứ Thôn Đại Điền đã đào tạo ra nhiều giáo viên như thầy Ngộ, Thầy Cả, thầy Bùi Thâm, Giáo Lãng, giáo sư Bùi Xương, giáo viên hương sư phụ khuyết nhu thầy Khôi, Châu và nhiều giáo su trẻ sau này mà tôi không được biết. 


Nơi đây cũng đã đào tạo ra nhiều sĩ quan cho QLVNCH như Đại tá Bùi Trầm, Ủy Viên Công Cán Tổng Thống Phủ. 


Cũng tại nơi đây có hai dòng họ, nổi tiếng là giòng họ Bùi và họ Huỳnh.


Họ Bùi như Đại tá Bùi Trầm, thầy Bùi Cả, hiệu Truởng Truờng Phước Hải Nha Trang, Bùi Thâm Giáo viên ròi Chánh Lục Sự Tòa Án Ninh Thuận. Bùi Cử, Phó Ty Lao Động Phan Rang, Bùi Xương giáo sư. Bùi Thơm, Đại đội Trưởng Đại Đội 151 Quân Nhu, Đại Úy Bùi Thông Tiểu Khu Khánh Hỏa. 


Còn họ Huỳnh thì có Thiếu tá Huynh Trung Trước, Huỳnh Trung Quận và Thiếu tá Huỳnh trung Quảng. 


Tại Tân Đức có thầy Lại văn Tỵ Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Nhatrang.


Nghề làm bánh tráng tại Phú Lộc: bánh tráng có ba loại:


1/ Loại thật mỏng: dùng để cuốn chả giò.


2/ Loại trung bình: dùng để ăn sống hoạc cuốn rau, muống, xà lách, rau thom rồi chấm với nuớc chấm đủ loại tùy thích.


3/ Loại thật dầy: dùng để nuớng, ăn sống hay nhúng nước đường non. Người ta pha chế bánh tráng nướng loại thật dày này qua nhiều cách như: bánh tráng nhúng vào đường non, rải đậu phụng rang. Ở Ngọc Hội, Lư Cấm, Xóm Đạo thì rải dừa, gọi là bánh tráng kẹo dừa. Trong các loại này cũng được pha chế nhiều loại như bánh tráng mè, bánh khoai, bánh chuối ...


Khi bánh tráng đã hoàn thành thì các cách ăn cũng như các cách nướng bánh cũng chia thành đủ kiểu.


- Nướng bánh kiểu bình thường: bánh tráng sau khi nuớng, chỉ nằm ngang, không uốn luợn, dùng để cúng … 


- Nướng bánh kiểu yên ngựa hay còn gọi là Kiềng ngựa của nhà văn Thanh Ty. 


Truớc năm 1945, tại Nha Trang chỉ có vài chỗ biết nướng bánh tráng theo kiểu yên ngựa:


- Tại xóm Cồn, chỉ có một quán nho nhỏ, trước mặt Lầu Ông Tư (Quan Tư - tức Thiếu Tá) (Bác Si Yersin) có má anh Thanh Ty biết tráng bánh theo kiểu yên ngựa, để bán cho dân chài, dân đánh cá. 


- Tại Chợ Đầm cũ, dọc theo đường hàng Cá (Rue du Poisson) có bà Tư Lé, má anh Thọ hớt tóc, cũng biết nướng kiểu yên ngựa, để bán cho dân nghèo thành phố, hay bán cho các bần ngư (dân bán cá nghèo).


- Xa hơn nữa, trên chợ Mới, Ngọc Hội có quán chị Hai Bẽo, tráng bánh kiểu kiềng ngựa, để bán cho dân xóm đuờng Vinh Châu mà hồi nhỏ tôi thường thấy anh Nguyễn Hữu Trí, xóm Cây Dừa, thường băng bộ qua đường sắt mua bánh tráng của chị Hai Bẽo rồi ngược về xóm Đường, nơi có chàng Pháo Thủ Nguyễn Trãi, để xin nhúng bánh tráng vào lò đường đang sôi sùng sục.


Anh Nguyễn Hữu Trí vì được ăn đường non của Xóm Đường mà thông minh, học sinh giỏi của truờng Võ Tánh và là học sinh đầu tiên được nhận học bổng Mỹ đến 2 lần và sau đó tốt nghiệp Tiến Sĩ Ngôn Ngữ Học.


Còn Anh Nguyễn Trãi cũng vì đã ăn nhiều đường non, mà B. 40 của Vẹm, bắn không chết, để trở thành nhà văn: "Chết củng có số." 


Còn anh Nguyễn vĩnh Châu cũng nhờ ăn đường non mà trở thành nhà văn Nguyễn Toàn Vẹn.


Cái thuở ngày xưa lưu luyến ấy, Nguời Xứ Vạn, học sinh nghèo, từ Vạn Ninh, mang lon dế, đi cọp xe lửa, gần đến đuờng rầy xe lửa Ngọc Hội, chàng phóng nhanh xuống, rồi ghé xóm Đường, mua bánh tráng nhúng đưởng, nhâm nhi thêm mấy cùi dừa lửa, nên học giỏi, xuất thân Trường Quốc Gia Hành Chánh, trở thành Phó Trưởng Ty Thuế Vụ Khánh Hòa và cũng nhờ ăn nhiều đường non mà trở thành nhạc si Cung Đàn với văn và thơ đìêu luyện như chuyện thằng Búa, chuyện con Xù, chuyên Lon Dế. Mà ngày nay là Vua Khai Thuế của Úc Châu, mà nhiều người biết tên tuổi.


Trong đó cung có chàng Bắc Kỳ 54, PKLong, từ vuờn Canh Nông Phuớc Hải, dẫn em gái bé nhỏ ngắm cảnh chùa Núi, 100 bậc cấp, sau khi mõi mệt cũng tìm bánh tráng nhúng đường mà nhận được mảnh bằng Cử Nhân Luật. Còn cô nàng thì cũng nhờ chàng cho ăn nhiều đường non mà người đẹp như tiên.


Trên Xóm Đạo, có Nữ si giai nhân Kim Hiến, mỗi khi tan trường về lại xóm Đạo, nàng cũng đa ghé lại đâu đó, để nhai dăm ba cái bánh tráng đường, mà nay cũng đã trở thành nữ sĩ với những bài thơ tình làm tôi muốn khóc.


Nhiều bác sĩ ở Nha Trang như Trương Luân cũng đã bơi qua con sông Xuân Phong để đá banh, rồi bị rượt đánh, phải vội vàng nhảy ùm xuống sông, lội nguợc về Lu Cấm, ghé Vĩnh Châu ăn dăm ba cái bánh tráng nhúng đường, mà nay trở thành bác si đang hành nghề tại Sài Gòn.


Vậy anh chị em nào còn ở Việt Nam, muốn con mình trở thành bác sĩ, kỷ sư, luật sư thì cứ cho con ăn bánh tráng nhúng đường cho thật nhiều, không sớm thì muộn cũng trở thành người tài trong xã hội.


Hồi đó, đôi chân đi bộ của tôi chỉ cho phép tôi đi lòng vòng, quanh quẩn bao nhiêu đó cũng đã là xa lắm rồi.


Cách Làm Bún:


* Dụng cụ: - Cối xay gạo - Cối giả bột - Củi đon to bằng bắp chân, dài cở 2 mét - 1 lò được đấp bằng đất sét có nhào với rơm. - 1 nồi thật to làm bằng gốm, đất sét. - 2 cái chậu to làm bằng gốm, đất sét. - 2 cái thúng tre - 1 cái vá để vớt bún - 1 thanh tre được vót thật mãnh để lùa bún theo chièu kim đồng hồ. - 1 cái giá để vắt bún


* Cách làm:


- Ngâm gạo truớc 1 ngày cho gạo mềm để dễ xay.


- Sáng sớm hôm sau, đem gạo ra xay. Xay xong, phải bỏ bột vào một cái túi vải, cột chặt túi, lấy một vật tương đối nặng, đặt lên bao bột, để nước chua tràn ra ngoài. Bột sẽ thành một cục bột, không còn nước chua lẫn lộn trong bột.


- Đem bột đặt vào chậu làm bằng gốm, dùng nước ấm với hai cùi tay, lăn bột cho nhiễn ra sền sệt đủ để vắt bún (không lỏng quá cũng không được đặc quá)


- Khi nước trong lò thật sôi, người vắt bún, dùng một cái gáo nhõ, múc bột đổ vào cái vắt bún.


Cái vắt bún được làm bằng một khoanh đồng, hình tròn cở miệng chén, xung quanh được may lại bằng vải tám hoặc vải nin-phăng.


- Vắt bún theo chiều kim đồng hồ.


- Dùng mãnh tre lùa bún theo chiều kim đồng hồ.


- Khi thấy bún nổi lên, và bún chín, thì dùng cái que tre, lùa bún vào cái vợt. Đổ bún ra một cái chậu có nước lạnh để ngâm bún cho nguội.


Thuờng làm bún phải có 2 người, một chính và một phụ thay đổi nhau. Nguời phụ mấy ngón tay, vắt bún theo kiều xoáy những con bún lại với nhau như thắt tóc bím.


Hình thức của bún được trình bày bằng ba kiểu khác nhau:


- Kiểu thứ nhất như đã trình bày trên. Còn gọi là con bún.


- Kiểu thứ hai, trải bún trên lá chuối. 


- Kiểu thứ ba: vớt bún đặt vào rỗ, để bán cho những người bán bún bò, bún cá.


Ngày nay kỹ nghệ làm bún bằng máy, nên ta chỉ thấy bún bán bằng ký lô.


Bún cũng đuợc pha chế theo từng món ăn khác nhau và cách ăn từng vùng cũng khác nhau. Có một đặc biệt là người Bình Định thì bẻ bánh tráng trên đầu và người Quảng Nam ăn mì Quảng phải có bánh tráng ăn kèm.


Nghề Làm Bánh Tráng. 


Các dụng cụ làm bánh tráng cũng gần giống như nghề làm bún nhưng đặc biệt là phải có dàn phơi bánh. Dàn phơi được đan bằng tre và được rảy lên trên một lớp nước cơm vo pha với dầu ăn cho đễ gỡ bánh.


- Muón bánh dễ gỡ, nghệ nhân phải pha thêm một lượng muối nhất định vào bột.


- Bột xay để tráng bánh, không cần ngăm truớc cho mền.


- Gạo để làm bún hay bánh tráng phải là gạo lúa cũ. 


- Xay bột thật nhiễn, pha thêm nước ấm để cho đúng dung lượng của bánh tráng.


Lò tráng bánh cũng giống như lò bún nhung trên miệng lò có một miếng vải mỏng được đậy lên trên, với một vành thép tròn, bao bộc quanh miệng lò, để giữ miếng vải, khỏi rơi xuống miệng lò.


Người tráng bánh khi thấy nước bốc hơi lên, dùng cái gáo dừa có tay cầm, cán dài bằng tre, múc bột đổ lên trên miếng vải rồi dùng gáo dừa, xoa thật nhẹ và luớt nhanh theo chiều kim đồng hồ. Khi thấy bánh chín, dùng que tre thật mỏng, vớt bánh, treo lòng thòng trên một cái dàn, đuợc xoay tròn, thuờng nằm ở vị trí phía tay phải của người tráng bành. Cái dàn này có thể treo được 6 cái bánh.


Người phụ thứ 2 vừa chụm lửa, vừa lấy bánh sắp xếp trên dàn tre lớn và dài hon, khoảng 12 cái bánh rồi đem ra nắng phơi.


Khâu tráng bánh khó hơn vì nếu tráng không đều tay, bánh sẽ có chỗ dầy chỗ mỏng hoặc bánh không tròn và bị bể, móp méo không được đẹp. Bánh được phơi trên sân hoặc để đứng dọc theo bờ rào quanh nhà.


Nếu nắng tốt, chói chang, khoảng 2 tiếng đồng hồ là bánh vừa khô. Gỡ bánh lúc bánh vừa khô thì ít bị vỡ, bể hon. 


Bánh được xếp lại từng chồng và chờ bánh vừa dìu dịu lại, đuợc xếp thành 12 cái, mà nguời dân Phú Lộc gọi là một chục. Có lần tôi hỏi một chục là muời cái nhung sao ở đây lại là 12. Tôi được giải thích: Một chục 12, để bạn hàng bán lẻ, họ lời dược 2 cái. Họ mua của mình một chục là 12 cái bánh với giá 10 đồng. Họ về bán lẻ lại thành 12 đồng. Té ra một chục 12 là như vậy.


Tản mạn, lan man


Nhớ lại chuyện tù, hồi năm 1975, chúng tôi bị nhốt ở Trung Tâm Huấn Luyện Lam Son, Dục Mỹ, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Nơi đây có một con suối nhỏ, anh em tù nhân sau khi lao động mệt nhọc, được ra con suối này tắm giặt. Đường ra con suối phải qua một vọng gác, do các vệ binh người Thượng, dân tộc thiểu số canh gác.


Trại qui định từng toán 10 nguời, xếp hàng một, người đứng đầu phải báo cáo rồi được cảnh vệ cho phép mới được đi. Một hôm tôi đứng đầu nên phải báo cáo:


- Thưa cán bộ, 10 người xin đi tắm suối. 


Chàng cảnh vệ hét lớn, chỉa súng, lên đạn răm rắp:


- Một chục thì Đảng ta, nhà nuớc ta, nhân dân ta cho đi. Còn mười nguời thì không đuợc đi. Ai không tuân lệnh thì bị trừng phạt.


Nghe vậy, tôi đành báo báo:


-Thưa cán bộ, một chục người xin đi tắm.


Hắn hỏi lại:


- Một chục 10 nguời thì cho đi. Một chục muời hai thì ở lại.


Tôi nói to:


-Một chục 10 người.


Hắn ra cái điều là đỉnh cao trí tuệ:


- Cái mà! Anh báo cáo không thật thà, không thành khẩn. Không cho đi! 9 nguời tù nam và một người tù gái.


Thì ra là trong hàng có cô đại úy Quang, trưởng Phòng Nữ Quân Nhân Quân Khu 2 cũng đang có mặt trong hàng. Thời gian được phép đi tắm, dành cho cả trại là 30 phút, mà hồi nãy giờ, một chục, tù nam, tù gái hết 15 phút học tập rồi. Tôi bèn báo cáo theo ý thằng Thuợng, dân tộc thiểu số, ngu si, dốt nát, u mê. hủ lậu, sống ăn hại xã hội, chết không có tên để lại cho hậu thế mà đua đòi giải phóng chúng ông. Nhung lý sự với nó vô ích, tôi bèn hét lớn:


- Thua cán bộ, một chục 10 nguời, chín tù nam, một tù gái xin đi tắm. Nó từ vọng gác, đưa tay đếm từng người rồi ra lệnh:


- Tốt!


Trời ơi là trời. thằng Thuợng chưa chắc đã biết đọc chữ Quốc Ngữ mà đi dạy chúng tôi đếm số.


NGƯỜI CỔ TÍCH


© cfnt, Collège Français de Nha Trang